27/06/2019 08:05 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Ngày 26/6, Bộ trưởng Giáo dục Anh Damian Hinds đã yêu cầu các trường đại học của Anh phải tìm cách giải quyết tình trạng chênh lệch lương quá xa giữa các sinh viên cùng ngành nhưng tốt nghiêp ở các trường khác nhau. Sự chênh lệch này không chỉ là mức lương, mà còn cả tỷ lệ tìm được việc làm sau tốt nghiệp và chất lượng giảng dạy của các trường.
Phóng viên TTXVN tại Anh dẫn lời ông Hinds nói rõ để giảm bớt tình trạng này, các trường cần chú trọng khâu cải tiến chất lượng giảng dạy của mình để các sinh viên sau khi ra trường sẽ có trình độ kiến thức tương đương nhau.
Ở Anh, mức lương trả cho người lao động sẽ do công ty tuyển dụng quyết định dựa trên năng lực và công việc thực tế. Do vậy, dù cùng tốt nghiệp một ngành nhưng nhiều khi mức lương lại rất khác nhau. Những sinh viên tốt nghiệp trường uy tín sẽ dễ dàng kiếm được việc làm hơn, tăng lương nhanh hơn. Đơn cử, chênh lệch lương của các luật sư, kỹ sư máy tính có thể lên tới 40.000 bảng/năm (1,2 tỷ VNĐ).
Theo điều tra mới đây của Cơ quan Longitudinal Education Outcomes (Leo) thuộc Chính phủ Anh, đối với những sinh viên sau 5 năm tốt nghiệp, mức lương trung bình cao nhất thuộc về nhóm ngành liên quan đến y tế (46.000 bảng/năm), mức thấp nhất thuộc về sinh viên nhóm ngành nghệ thuật sáng tạo (20.000 bảng/năm), theo thống kê bảng lương năm 2016.
Số liệu mới nhất do Leo đưa ra cũng cho thấy khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ở một số ngành cũng khác nhau. Nữ học ngành tiếng Anh, truyền thông và báo chí thường có mức lương trung binh cao hơn nam giới. Tuy nhiên, trong các ngành như y tá, nông nghiệp và thực phẩm, nam giới sau 5 năm tốt nghiệp thường có mức lương cao hơn phụ nữ.
Diễm Quỳnh/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất