03/05/2020 10:37 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 ngày 3/5 giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 3.481.465 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 244.666 ca tử vong.
Dịch bệnh hiện đã lây lan tại 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Số bệnh nhân hồi phục hiện nay là 1.108.389 người.
Tình hình dịch bệnh ở Mỹ vẫn diễn biến phức tạp với 1.160.774 ca nhiễm và 67.444 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Tây Ban Nha với 245.567 ca nhiễm và 25.100 ca tử vong, Italy với 209.328 ca nhiễm và 28.710 ca tử vong, Anh với 182.260 ca nhiễm và 28.131 ca tử vong, Pháp với 168.396 ca nhiễm và 24.760 ca tử vong.
Tại Mỹ, số ca tử vong do COVID-19 tại bang New York ngày 2/5 là 299 ca, tăng 10 ca so với ngày hôm trước và hầu hết các ca này xảy ra tại thành phố New York. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết tình hình dịch bệnh có một số tín hiệu tích cực, khi số người nhiễm và nhập viện tiếp tục giảm tại bang. Tính đến nay, New York đã tiến hành được hơn 15.000 xét nghiệm kháng thể, trong đó có 12,3% cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tại Trung Mỹ, thống kê cho thấy so ca nhiễm của các nước trong khu vực gồm Mexico, Panama, Costa Rica, Guatemala, Honduras và El Salvador, đã tăng lên 31.900 ca, trong đó có 2.366 ca tử vong. Giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm và phân tích sức khỏe của Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), Marcos Espinal, cảnh báo chính phủ các quốc gia trong khu vực không nên buông lỏng cảnh giác cho tới khi dịch đạt đỉnh điểm và số ca nhiễm bắt đầu giảm
Trong 24 giờ qua, Mexico đã ghi nhận thêm 1.349 ca nhiễm và 89 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là 22.088 ca nhiễm và 2.061 ca tử vong. Dự báo đỉnh dịch tại Mexico sẽ diễn ra trong tuần tới và kéo dài 3 tuần. Panama là quốc gia đứng thứ 2 trong khu vực Trung Mỹ bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19, với 7.090 ca bệnh, trong đó có 197 ca tử vong.
Tại châu Âu, Nga tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày tăng mạnh, hơn 9.000 ca, nâng tổng số ca nhiễm lên 124.054 ca.
Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Véran cho hay chính phủ sẽ không triển khai dự án thiết lập ứng dụng mang tên StopCovid trên điện thoại thông minh nhằm tìm kiếm các mối tiếp xúc của những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Thay vào đó là một hệ thống theo dõi chính thức, cho phép Bảo hiểm y tế, các cơ quan y tế khu vực, các bác sĩ bệnh viện và gia đình có quyền truy cập để tìm kiếm thông tin về tình trạng dịch bệnh tại Pháp.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ nước này ngày 2/5 đã dỡ bỏ các quy định hạn chế xuất khẩu vật tư, thiết bị y tế. Một nguồn tin từ văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quyết định này đã phản ánh khả năng kiềm chế dịch COVID-19 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại châu Phi, Bộ Y tế Nam Phi ngày 2/5 đã ghi nhận tổng cộng 6.336 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 385 trường hợp so với một ngày trước đó. Đây cũng là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ khi Nam Phi thông báo trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 hôm 5/3. Maroc và Algeria là 2 quốc gia có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất ở khu vực Bắc Phi trong 24 giờ qua. Hai nước đã liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức 3 con số trong khoảng 1 tuần qua.
Cụ thể, Algeria đã ghi nhận thêm 141 ca nhiễm mới và 6 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là 4.295 ca và 459 ca. Trong khi đó, Bộ Y tế Maroc cho hay nước này cũng ghi nhận thêm 160 ca mắc COVID-19 và 2 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt là 4.729 ca và 173 ca.
Hiện Maroc xếp thứ ba và Algeria ở vị trí thứ tư về số người mắc COVID-19 ở châu Phi, chỉ sau Ai Cập và Nam Phi. Algeria là quốc gia có tỉ lệ tử vong cao nhất châu lục này, trên 10%, song trong vài ngày gần đây đã giảm xuống mức một con số.
Đặng Ánh - TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất