Khả năng Mỹ có vaccine cho mọi người dân vào tháng 3/2021

09/10/2020 14:42 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Tính đến trưa 9/10 (theo giờ Việt Nam) thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 36,75 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 1.066.860 ca tử vong.

Anh dự kiến huy động quân đội tham gia phân phối vaccine phòng COVID-19

Anh dự kiến huy động quân đội tham gia phân phối vaccine phòng COVID-19

Các lực lượng vũ trang Anh sẽ được huy động tham gia phân phối vaccine phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cùng với Cơ quan y tế quốc gia (NHS), trong bối cảnh nước này đang nỗ lực kiềm chế số ca lây nhiễm tăng vọt.

Dịch bệnh phức tạp khiến việc tìm ra những loại vaccine phòng bệnh và làm sao để phân phối công bằng loại "vũ khí" chống dịch tiềm năng này càng được quan tâm. Ngày 8/10, Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận tham gia Cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine COVID-19 (COVAX) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong khi Nhật Bản cũng cam kết sẽ đóng góp hơn 130 triệu USD để hỗ trợ cung cấp vaccine dịch cho các nước đang phát triển.   

Như vậy, tới nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất tham gia chương trình đảm bảo đưa vaccine tới các quốc gia nghèo hơn ngay khi được tìm ra để xua tan những lo ngại rằng các quốc gia giàu có sẽ nhanh tay hơn trong kiểm soát phân phối loại dược phẩm có vai trò "xoay chuyển cục diện" này.  Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm chia sẻ vaccine cho các quốc gia kém phát triển hơn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oanh (Hua Chunying) cho biết Bắc Kinh tham gia COVAX theo đúng cam kết sử dụng vaccine COVID-19 vì mục đích cộng đồng tốt đẹp. Tuy nhiên, bà không nêu chi tiết số tiền Trung Quốc sẽ đóng góp theo thỏa thuận. Trước đó, quốc gia này đăt mục tiêu gây quỹ 2 tỷ USD và hướng tới cung cấp vaccine COVID-19 cho 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho biết các loại vaccine của Trung Quốc sẽ được ưu tiên cung cấp cho các quốc gia đang phát triển.   

Chú thích ảnh
Nhân viên Tập đoàn dược quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) giới thiệu mẫu vaccine phòng dịch COVID-19

Nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ không tham gia cơ chế này vì cho rằng cách WHO dẫn dắt cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 chưa hợp lý. Vấn đề vaccine phòng bệnh cũng đang được đặc biệt quan tâm tại Mỹ, quốc gia chịu tác động mạnh nhất trên thế giới. Ngày 8/10, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cho biết sớm nhất là tháng 3/2021 quốc gia này có thể sẽ đủ vaccine cho mỗi người dân. Phát biểu tại sự kiện trực tuyến Goldman Sachs Healthcare, Bộ trưởng Azara cho biết chương trình phát triển vaccine COVID-19 của Chính phủ Mỹ Operation Warp Speed hy vọng sẽ có tối đa 100 triệu liều vaccine vào cuối năm nay. Theo quan chức này, Mỹ hiện đang sản xuất 6 loại vaccine tiềm năng được chính phủ Mỹ tài trợ tại hơn 23 cơ sở sản xuất. Một số loại vaccine của Mỹ đang trong các thử nghiệm giai đoạn cuối trong đó có các sản phẩm của Moderna, Pfizer, AstraZeneca vàJohnson & Johnson.   

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ đóng góp hơn 130 triệu USD để hỗ trợ cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước đang phát triển. Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại hội nghị quốc tế chăm sóc sức khỏe toàn cầu (Universal Health Coverage) được tổ chức trực tuyến tối 8/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết Tokyo chú trọng tăng cường năng lực ứng phó với dịch COVID-19, đặc biệt là việc phát triển vaccine phòng dịch cũng như cơ hội tiếp cận công bằng với vaccine.

Chú thích ảnh
Vắcxin ngừa COVID-19 được phát triển bởi công ty Novavax tại Gaithersburg, bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trên cơ sở đó, Chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ đóng góp hơn 130 triệu USD để cung cấp vaccine phòng dịch COVID-19 cho các nước đang phát triển. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển củng cố hệ thống y tế để có thể đối phó với các loại bệnh dịch trong tương lai, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp để cải thiện chất lượng nước và dinh dưỡng cho các nước đang phát triển.     

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, số tiền hơn 130 triệu USD đóng góp trên là một phần trong số tiền hỗ trợ 300 triệu USD mà cựu Thủ tướng Shinzo Abe từng cam kết đóng góp cho Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) trước đây. Theo đó, Nhật Bản sẽ đóng góp 300 triệu cho GAVI trong vòng 5 năm, kể từ năm 2021, để đóng góp cho các nỗ lực y tế cộng đồng toàn cầu chống lại COVID-19. Khoản đóng góp này gấp 3 lần số tiền mà Nhật Bản đã đóng góp trong giai đoạn từ 2016 - 2020 và nâng tỷ lệ đóng góp của Tokyo cho GAVI từ 1% lên 3%.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm