16/12/2017 07:30 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Ngày 15/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington hy vọng nhận thêm sự trợ giúp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm trong nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Theo hãng tin Anh Reuters, trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống Trump nhấn mạnh Mỹ thực sự mong muốn có được sự giúp đỡ của Tổng thống Putin về Triều Tiên. Hiện Trung Quốc đang hỗ trợ Mỹ trong vấn đề này.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Trump, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí trao đổi thông tin về vấn đề Triều Tiên cũng như hợp tác về các sáng kiến tiềm năng để giải quyết cuộc khủng hoảng xung quanh quốc gia Đông Bắc Á này.
Căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên sau khi Triều Tiên sáng 29/11 chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 mới, "có tầm bắn bao phủ toàn bộ lục địa Mỹ". Tuyên bố cho biết tên lửa Hwasong-15 là tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay của Triều Tiên, trong cuộc phóng thử đã bay xa 950 km trong 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định nước này sẽ sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên "vào thời điểm thích hợp", nhưng hiện điều này chưa thể diễn ra vì Bình Nhưỡng không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào về việc họ sẵn sàng ngừng hoạt động thử tên lửa và hạt nhân.
Trước diễn biến này, các chuyên gia nhận định khả năng Mỹ và Triều Tiên dịu giọng trong cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay còn khá mơ hồ, và nếu điều này xảy ra, thì “hình hài” của thỏa thuận giữa 2 bên vẫn là một ẩn số.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Asia Times, chuyên gia Scott A.Snyder của Chương trình Chính sách Mỹ-Triều thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại có trụ sở tại New York, Mỹ, cho rằng triển vọng về sự hạ nhiệt giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn là còn mập mờ.
Tuy nhiên, ông cho rằng kịch bản dễ xảy ra nhất là hai nước “đồng ý rằng vẫn bất đồng” trong vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, nhưng sẽ vẫn tìm ra các khía cạnh có thể áp dụng các bước đi giảm thiểu căng thẳng, ví dụ như hạn chế các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Chuyên gia này cảnh báo việc tiếp diễn “vòng xoáy” khiêu khích và đáp trả hiện nay giữa Mỹ và Triều Tiên đang làm gia tăng nguy cơ tính toán nhầm có khả năng dẫn tới chiến tranh.
Theo ông Snyder, Hàn Quốc, quốc gia thường đứng ngoài cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng, có mối quan tâm đặc biệt tới việc ngăn chặn một cuộc xung đột không cần thiết. Xét theo khía cạnh này, ông Snyder nhất trí với quan điểm của Phó Tổng thư ký LHQ Jeffrey Feltman về sự cần thiết thiết lập các kênh liên lạc hiệu quả, coi đây là bước quan trọng đầu tiên hướng tới mục tiêu giảm thiểu nguy cơ chiến tranh do tính toán nhầm.
Chuyên gia Snyder nhận định cả Mỹ và Triều Tiên đều sẽ không thực thi đề xuất “đóng băng kép” của Trung Quốc và Nga. Ngoài ra, Mỹ sẽ không chính thức công nhận Triều Tiên là một nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân bởi động thái này sẽ làm suy yếu Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và hủy hoại niềm tin của Seoul đối với các cam kết răn đe của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh Hàn Quốc trước năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông Snyder một lần nữa cảnh báo sự nguy hiểm hiện nay là Triều Tiên có thể thổi phồng năng lực hạt nhân và tên lửa của mình để lấp khoảng trống quyền lực giữa nước này với Mỹ, trong khi Washington có thể đánh giá sai về quyết tâm của Bình Nhưỡng.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất