Người dân Vũ Hán tưởng nhớ bác sĩ đầu tiên cảnh báo đại dịch Covid-19 Lý Văn Lượng

07/02/2021 08:23 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Một năm sau ngày qua đời của Lý Văn Lương, người dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vẫn luôn thấy biết ơn vị bác sĩ đầu tiên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về đại dịch COVID-19, trước khi nó chính thức được công nhận. 

Dịch Covid-19 ngày 6/2: Thế giới có 106.015.687 ca bệnh, 2.311.349 ca tử vong

Dịch Covid-19 ngày 6/2: Thế giới có 106.015.687 ca bệnh, 2.311.349 ca tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 6/2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 106.015.687 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 2.311.349 ca tử vong. Hơn 77,666 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi còn hơn 25,892 triệu bệnh nhân vẫn đang được điều trị.

Theo hãng tin Reuters (Anh), Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, đã trở thành một trong những nhân vật được chú ý nhất trong những ngày đầu bùng phát dịch bệnh. Anh là người đã nỗ lực cảnh báo về sự xuất hiện của virus viêm phổi. Tuy nhiên, sau đó anh đã bị cảnh sát cảnh cáo vì “tung tin đồn nhảm”. 

Cái chết của người đàn ông 34 tuổi vào ngày 7/2/2020 đã khiến nhiều người thương tiếc. Vài ngày sau cái chết của Lý Văn Lượng, Zhong Nanshan, một nhà dịch tễ học nổi tiếng, đã rơi nước mắt khi nhắc đến bác sĩ này và gọi anh là “vị anh hùng của Trung Quốc”. 

Chú thích ảnh
Đài tưởng niệm tạm thời dành cho Lý Văn Lượng, bác sĩ đã đưa ra cảnh báo sớm về sự bùng phát của virus SARS-CoV-2, tại một lối vào Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 7/2/2020. Ảnh: Reuters

Khi cuộc sống của thành phố Vũ Hán dường như đã trở lại nhịp điệu bình thường, người dân nơi đây vẫn tôn kính bác sĩ Lý Văn Lượng vì những hành động của anh. 

“Anh ấy là người đầu tiên nói với chúng tôi về loại virus này. Anh ấy chắc hẳn đã nghĩ rằng tác động của điều này đối với bản thân sẽ rất nghiêm trọng, nhưng anh ấy vẫn lên tiếng cảnh báo. Điều đó thực sự dũng cảm”, Li Pan, 24 tuổi, chủ một cửa hàng trực tuyến cho biết.

Ji Penghui, nhà thiết kế 34 tuổi, cho biết anh đã nghe theo cảnh báo của bác sĩ Lý trong những ngày đầu dịch bùng phát và nhanh chóng mua khẩu trang, trước khi chính quyền thông báo về virus này.

"Công chúng ghi nhận công lao của anh ấy và cá nhân tôi nghĩ rằng anh ấy nên nhận được nhiều ghi nhận chính thức hơn", Ji nói.

Hơn một năm sau khi đại dịch bùng phát, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới hiện đang ở Vũ Hán để tìm hiểu về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và chuẩn bị công bố các phát hiện của họ, Dominic Dwyer, thành viên nhóm điều tra cho biết hôm 5/2.

Nhóm nghiên cứu đã tới chợ hải sản Hoa Nam, được cho là nơi đầu tiên virus xuất hiện, gây ra đại dịch lây lan cho gần 106 triệu người trên toàn cầu, trong đó 3 triệu người đã tử vong. Khu chợ này đã bị đóng cửa từ đầu năm ngoái.

Chú thích ảnh
Người dân đi ngang qua Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 6/2. Ảnh: Reuters

Nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 đã trở thành vấn đề bị chính trị hóa nghiêm trọng. Một số nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc đã ủng hộ các giả thuyết virus SARS-CoV-2 có khả năng bắt nguồn từ quốc gia khác. Trong khi đó, nhiều quốc gia cho rằng virus này có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Trong khi đó, Qian Wende, 80 tuổi, cho biết cụ không biết virus xuất hiện từ đâu, nhưng cụ luôn xem bác sĩ Lý là anh hung: "Chúng ta nên tưởng nhớ đóng góp của anh ấy trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19".

Theo Báo Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm