Nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện ở châu Mỹ và châu Á

08/10/2014 14:40 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Các nhà thiên văn học ở châu Mỹ và châu Á sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần trong ngày hôm nay, một hiện tượng thiên văn kỳ thú còn được biết đến với tên gọi "Trăng máu".

Hiện tượng thiên nhiên này sẽ bắt đầu diễn ra vào lúc 8h00 GMT (tức 15h00 cùng ngày ở Việt Nam) tại bờ biển phía Đông nước Mỹ và kéo dài tới lúc Mặt trời mọc. Trong thời gian này, Trái đất sẽ đi qua khoảng cách giữa Mặt trăng và Mặt trời và nhận được ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng lên bầu khí quyển. Để được quan sát "Trăng máu", những người ưa thích thiên văn có thể sử dụng dịch vụ kính viễn vọng rô-bốt Slooh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).


Nguyệt thực toàn phần (trăng máu) đầu tiên trong năm nay ở bang Arizona, Mỹ. Ảnh: The Virtual Telescope Project.

Ngoài ra, các nhà khoa học NASA cũng sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến hiện tượng "Trăng máu" trên trang web trao đổi trực tuyến từ 7h00 GMT (14.00 ở Việt Nam).

Đây là lần nguyệt thực toàn phần thứ hai trong tổng số 4 lần diễn ra hiện tượng này được các nhà thiên văn học gọi là "bộ tứ" nguyệt thực toàn phần. Lần đầu tiên diễn ra hôm 15/4 và hai lần tiếp theo được dự báo diễn ra vào ngày 4/4/2015 và 28/9/2015.

Trước đó, "bộ tứ" nguyệt thực toàn phần cũng từng xảy ra trong giai đoạn 2003-2004. Các nhà thiên văn học dự báo lần xuất hiện tiếp theo của "bộ tứ Trăng máu" sẽ diễn ra trong giai đoạn 2032-2033 và tổng cộng trong thế kỷ này sẽ có 8 lần xuất hiện "bộ tứ" nguyệt thực toàn phần.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm