Tàu thăm dò sao Hỏa phân tích mẫu đất

05/12/2012 06:47 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Các nhà khoa học Mỹ hôm 3/12 cho biết tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity đã hoàn tất việc phân tích lần đầu mẫu đất sao Hỏa. Kết quả phân tích được truyền về trái đất đã cho thấy có sự tồn tại của nước lưu huỳnh và khả năng có cả muối perchclorate. Đây là mẫu đất hoàn toàn bình thường trên sao Hỏa, khá giống với những mẫu mà một số tàu thăm dò khác từng thu thập trước đó.

Dấu vết hoạt động đào đất lấy mẫu của Curiosity trên sao Hỏa

Trước đó, tàu thăm dò Phoenix của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hạ cánh xuống gần cực Bắc của sao Hỏa hồi tháng 5/2008, cũng tìm thấy hợp chất perchclorate trong mẫu đất tại đây.

Hồi tuần trước, tàu Curiosity đã tìm thấy những phân tử hợp chất carbon đơn giản trong mẫu đất, nhưng các nhà khoa học cho rằng cần phải thẩm định lại xem mẫu đất này của sao Hỏa hay từ thiên thạch trong vũ trụ. Họ muốn tìm thấy các hợp chất carbon phức tạp hơn để khẳng định việc sự sống từng tồn tại nơi đây.

Tàu Curiosity hạ cánh xuống sao Hỏa vào tháng 8 năm nay, với mục đích chính là tìm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh Đỏ. Đây là tàu hiện đại nhất và lớn nhất từ trước tới nay, tổng trọng lượng khoảng 900kg, gấp 5 lần cặp tàu "sinh đôi" Spirit và Oppoturnity từng tới sao Hỏa từ năm 2004. Áp lực tìm thấy thứ gì đó thật to lớn đã đè nặng lên Curiosity và đội điều khiển ở trái đất, nhất là sau khi con tàu đã hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ các thiết bị nó mang lên sao Hỏa. Nhưng thành tựu lớn nhất mà nó thu được tới nay chỉ là hình ảnh về một lòng suối cổ đại đã cạn khô.

V.L
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm