14/04/2015 16:04 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) – Quá trình tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa vừa đạt bước ngoặt lớn, khi dữ liệu từ tàu thăm dò Curiosity cho thấy trên bề mặt hành tinh Đỏ vẫn tồn tại một lượng lớn nước muối ở dạng lỏng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một chất hóa học có trong đất sao Hỏa, với khả năng hấp thụ hơi nước từ khí quyển và chuyển hóa thành một dạng nước muối tồn tại ở thể lỏng, ngay cả khi nhiệt độ trên hành tinh này xuống thấp hơn điểm đóng băng của nước.
Hiện nay, đã có một số bằng chứng đáng tin cậy cho thấy sông và hồ nước từng tồn tại trên sao Hỏa. Cụ thể, khoảng 4,5 tỷ năm trước đây, sao Hỏa đã chứa lượng nước nhiều gấp 7 lần hiện tại. Tuy nhiên do sao Hỏa bị mất lớp từ trường bảo vệ nên các cơn bão Mặt trời đã khiến số nước này "bốc hơi", và bị cuốn vào không gian, để lại sau lưng một hành tinh khô cằn và lạnh lẽo. .
Rô bốt thám hiểm Curiosity của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu thám hiểm miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa từ năm 2012
Vừa qua, Curiosity đã phát hiện ra các bằng chứng cho thấy chất canxi perchlorate tồn tại trên bề mặt sao Hỏa. Chất này có thể hấp thụ hơi nước từ khí quyển của hành tinh Đỏ và tạo thành một dạng nước muối mặn với khả năng chống đông. "Chúng tôi đã phát hiện ra chất canxi perchlorate trong đất. Trong những điều kiện thích hợp, nó có thể hấp thụ hơi nước từ khí quyển" - Morten Madsen tới từ Viện Niels Bohr thuộc Đại học Copenhagen, thành viên nhóm phân tích các dữ liệu của Curiosity, cho biết.
Bề mặt sao Hỏa
"Từ dữ liệu của Curiosity, chúng tôi cho rằng, thời điểm thích hợp để xảy ra phản ứng này là vào ban đêm, ngay sau khi Mặt trời mọc vào mùa Đông. Dựa trên các phép đo độ ẩm và nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này, chúng tôi có thể ước tính lượng nước hấp thụ được" - Giáo sư Madsen nói thêm -"Khi màn đêm buông xuống, một lượng hơi nước trong khí quyển sẽ ngưng tụ lại trên bề mặt hành tinh dưới dạng sương giá. Chất canxi perchlorate sẽ hấp thụ chúng và tạo ra nước muối dạng lỏng”.
"Do đất sao Hỏa khá xốp, nước muối sẽ thấm xuống dưới bề mặt. Chúng có thể chảy và đọng lại ở đâu đó, bên dưới bề mặt hành tinh" - ông nói.
Dù nước là yếu tố hết sức quan trọng với sự sống, các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này không lập tức dẫn tới kết luận trên sao Hỏa có sự sống. Họ chỉ ra rằng bức xạ vũ trụ trên bề mặt sao Hỏa rất lớn, tới mức không sinh vật sống nào, kể cả cấp tế bào, có thể tồn tại ở đây.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất