Thử nghiệm lâm sàng 4 loại thuốc điều trị COVID-19 đối với 3.200 bệnh nhân châu Âu

23/03/2020 16:19 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Các chuyên gia y tế châu Âu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đối với khoảng 3.200 người nhằm đánh giá 4 loại thuốc điều trị có khả năng chống lại virus corona.   

Giáo sư Nhật Bản: Thuốc điều trị viêm tụy cấp có khả năng điều trị hiệu quả COVID-19

Giáo sư Nhật Bản: Thuốc điều trị viêm tụy cấp có khả năng điều trị hiệu quả COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 18/3, nhóm giáo sư nghiên cứu tại Đại học Tokyo đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc điều trị viêm tụy cấp tính có khả năng ngăn chặn hiệu quả virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19 trong giai đoạn đầu.

Cơ quan nghiên cứu y tế công cộng Pháp Insem ngày 22/3 cho biết 4 loại thuốc trên gồm các thuốc kháng virus là remdesivir, lopinavir và ritonavir, trong khi loại thứ tư có hoặc không chứa hoạt chất điều hòa miễn dịch interferon beta và chống sốt rét hydroxychloroquine.

Những người tham gia nghiên cứu là các bệnh nhân mắc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) tại Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Luxembourg, Tây Ban Nha và Hà Lan.   

Cùng ngày công ty công nghệ y tế Philips của Hà Lan thông báo sẽ đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu nhằm giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19.

Chú thích ảnh
Kỹ thuật viên xét nghiệm mẫu bệnh phẩm COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại Roosendaal, Hà Lan, ngày 4/3/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Philips cho biết công ty đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản xuất máy thở trong 8 tuần tới và tăng gấp 4 lần trong quý III. Giám đốc điều hành (CEO) Philips Frans van Houten (Phran van Hâu-ten) nêu rõ: "Chúng tôi hiện đang sản xuất khoảng 1.000 máy thở mỗi tuần và đang đặt mục tiêu đạt khoảng 2,000 chiếc trong những tuần tới".

Ông cho biết đã liên hệ với các đối thủ chính là Draeger và Medtronic nhằm tăng cường sản xuất máy thở để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường tăng cao. CEO Philips cũng bày tỏ hy vọng tăng sản lượng các thiết bị y tế thiết yếu khác để chống lại COVID-19 như máy theo dõi tín hiệu sự sống, hệ thống chẩn đoán hình ảnh và các giải pháp phần mềm dành cho các bệnh viện nhằm theo dõi và quản lý bệnh nhân được điều trị trong khu chăm sóc chuyên sâu.   

Cũng trong ngày 22/3, Công ty công nghệ sinh học Gilead Sciences thông báo sẽ tạm ngừng cho phép việc tiếp cận khẩn cấp thuốc kháng virus remdesivir của hãng, đồng thời bày tỏ mong muốn đa số những người được điều trị thuốc này tham gia một cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh độ an toàn và hiệu quả của thuốc.   

Chú thích ảnh
Kỹ thuật viên xét nghiệm mẫu bệnh phẩm COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại Stuttgart, Đức, ngày 2/3/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Gilead Sciences cho biết hiện nhu cầu đối với remdesivir trên toàn cầu đã tăng theo cấp số nhân. Sự lây lan virus SARS-CoV-2 ở châu Âu và Mỹ đã gây quá tải hệ thống tiếp cận điều trị khẩn cấp, vốn được thiết lập dành cho việc tiếp cận hạn chế đối với các loại thuốc đang được nghiên cứu và chưa bao giờ có mục đích đưa vào sử dụng trong trường hợp xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, Gilead Sciences cho biết sẽ tiếp tục xử lý các yêu cầu được duyệt trước đó, cũng như xem xét ngoại lệ cho các thai phụ và trẻ em dưới 18 tuổi mắc COVID-19 ở thể nặng.

Công ty khuyến khích việc đăng ký tham gia các thử nghiệm lâm sàng và coi dây là phương thức đầu tiên để tiếp cận remdesivir, qua đó giúp tổng hợp dữ liệu quan trọng phục vụ cho việc đánh giá cách sử dụng phù hợp đối với loại thuốc này.   

Remdesivir là một loại thuốc thử nghiệm của Gilead Sciences vốn từng được dùng để thử nghiệm trong dịch Ebola, nhưng bị Bộ Y tế Congo đánh giá không hệu quả. Trong thông báo trước đó, Gilead Sciences cho biết các cuộc thử nghiệm thành công trên động vật cho thấy resemdivir có thể điều trị Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cũng do chủng virus corna gây ra.

Phương Oanh/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm