(TT&VH) - Tại một cuộc hội thảo mới đây, nhiều người đã cho rằng căn bệnh tham nhũng tồn tại trong ngành giáo dục ở các khâu: Tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các phí ngoài quy định.
Tham nhũng ở khâu tuyển sinh đầu cấp là rất dễ thấy. Chẳng hạn như nạn chạy cho con vào “trường chuyên, lớp chọn”: các bậc cha mẹ hoặc không hiểu biết, hoặc bệnh “sĩ”, thích cho con được vào trường lớp “có số, có má”, nên đua nhau “cống nạp”, tiếp tay cho tham nhũng một cách vô ý thức.
Các khoản quỹ ngoài quy định được nhiều trường “biến báo” hợp pháp hóa bằng cách yêu cầu phụ huynh viết đơn “tự nguyện”, hoặc thu tiền thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Ai mà biết “ma ăn cỗ” như thế nào trong các khoản phí ngoài quy định đó. Còn việc dạy thêm học thêm thì sao?
Việc dạy thêm cần được tổ chức chặt chẽ, tránh biến tướng. Ảnh Bích Ngọc
Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi
Gắn dạy thêm, học thêm với nạn tham nhũng, e chưa đúng người, đúng tội. Người dạy và người học tự giác hợp tác với nhau “hai bên cùng có lợi”. Bên “bán” kiến thức có lợi về kinh tế, bên mất tiền “mua” kiến thức. Cả hai đều vất vả, đổ mồ hôi, sức lực, tốn thời gian, chất xám, đặc biệt là ông thầy phải “bán sức lao động” của mình để kiếm tiền cải thiện đời sống.
Người thầy kiếm tiền bằng chính nghề nghiệp được xã hội công nhận, nên không có cơ sở pháp lý để “gọi tên” tham nhũng. Điều này cần phải được khẳng định. Nếu không, chúng ta sẽ làm cho cả thầy lẫn trò lúng túng trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm vốn cũng là nhu cầu cần thiết của nhiều học sinh để nâng cao trình độ. Nhiều học sinh được các thầy dạy thêm, “bịt” được lỗ hổng kiến thức, tiến bộ trông thấy. Hơn nữa, dạy thêm học thêm ở các thành phố, huyện thị từ lớp 1 trở lên đã thành phong trào. Không lẽ coi 49% thầy trò dạy thêm, học thêm (theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT) là có liên quan đến... hành vi tham nhũng?
Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi, càng không phải là tham nhũng. Cách đây vài chục năm, thời “bao cấp” cũng có dạy thêm. Đối tượng học thêm phân 2 loại: Loại giỏi được các thầy dạy giỏi bổi dưỡng để thi học sinh giỏi các cấp “bảo vệ màu cờ sắc áo”, mang vinh quang về cho trường; loại yếu kém “dưới trung bình” được các thầy bộ môn phụ đạo củng cố kiến thức cơ bản. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém đều do ban giám hiệu tổ chức, chỉ đạo chuyên môn và thu học phí và bồi dưỡng cho các thầy tham gia dạy thêm.
Tránh biến tướng
Thời “mở cửa”, nhiều trường học bị “cuốn theo chiều gió” theo cơ chế thị trường. Các phương pháp học “tủ”, ôn thi trọng tâm, các tài liệu được gọi là sách “tham khảo” giải bộ đề có sẵn thi nhau ra đời. Quan niệm của xã hội, thi tốt nghiệp phổ thông phải đỗ 100%, học xong phổ thông, con đường vào đời duy nhất phải qua giảng đường đại học... Nhưng nguyên nhân trên là miếng đất màu mỡ cho dạy thêm học thêm biến tướng “bung” ra, lấy giá trị đồng tiền làm mục đích.
Những thầy đã khẳng định “thương hiệu”, học trò đua nhau đến học, cũng tự nâng giá học phí lên cao ngất ngưởng. Nạn học thêm “qua loa” khá phổ biến ở các “lò” luyện thi. Giá cả có vẻ “bình dân”, đến lớp nghe 2 tiết nộp 50 nghìn đồng. Thầy cứ thao thao giảng, trò chép lia lịa, hiểu hay không thầy không cần biết. Có nơi công khai trương tấm biển “Luyện thi với các giáo sư, tiến sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, thi đỗ mới lấy tiền”. Đúng là tiếp thị theo kiểu lang băm.
Thực tế, nhiều học sinh bỏ tiền thuê thầy dạy, họ tự coi mình là “thượng đế”, thầy là “người phục vụ”. Họ nhìn thầy bằng “nửa con mắt” và không còn “tôn sư trọng đạo”.
Chúng ta cần nhìn dạy thêm học thêm ở góc độ tích cực hơn. Hiện nay, việc này trở thành nhu cầu thật sự của số đông học sinh muốn nâng cao học lực. Do đó, không nên cấm dạy thêm học thêm hoàn toàn. Ngược lại, các cơ quan chức năng có trách nhiệm, cần thống nhất yêu cầu, quy chế cho việc dạy thêm, ban giám hiệu các trường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm học thêm để đảm bảo chất lượng. Đội ngũ thầy giáo tham gia dạy thêm cần sắp xếp, lựa chọn những thầy cô có năng lực chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lớp dạy thêm học thêm mới có kết quả khả quan và tồn tại được.
Trận hòa Ipswich Town 1-1 mang đến cho Ruben Amorim nhiều giá trị. Một bộ khung chiến thắng đã được ông lập nên từ chính trận đấu tưởng như rất tầm thường này.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày Woodward chụp lại bức ảnh đó. Tuy nhiên, thay vì chỉ là một cú vấp ngã như Ed Woodward kỳ vọng, đêm tủi hổ tại Hy Lạp lại trở thành khởi đầu cho nỗi thất vọng của kỷ nguyên hậu Ferguson.
Jude Bellingham đã có một hành động đáng chú ý sau trận thua 0-2 của Real Madrid trước Liverpool tại Anfield ở vòng bảng Champions League. Tiền vệ người Anh đứng đợi bên ngoài phòng thay đồ của Liverpool để xin áo đấu của một cầu thủ đặc biệt.
Tin nóng thể thao tối 28/11: HLV Hàn Quốc chỉ ra điểm yếu của ĐT Việt Nam trước thềm AFF Cup 2024. Nam Định nhận "cơn mưa" tiền thưởng nhờ thành tích ấn tượng tại Cúp C2 châu Á...
XSMB 28/11: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Năm ngày 28/11/2024 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên giaidauscholar.com.
Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Daegu ở đâu? - giaidauscholar.com cập nhật các link trực tiếp trận giao hữu giữa Việt Nam vs Daegu, diễn ra ngày hôm nay.
Hoa hậu Thiên Ân được đánh giá là có tiềm năng diễn xuất và rất nghiêm túc với sự nghiệp diễn viên. Sắp tới, sẽ có liên tiếp 2 phim người đẹp tham gia ra rạp, lần lượt vào cuối năm 2024, đầu năm 2025.
Khi bước ra sân tại Anfield, Asencio cùng với 3 cựu cầu thủ trẻ của Real Madrid, vẫn đang nằm trong diện điều tra vì bị cáo buộc chia sẻ một đoạn video nhạy cảm liên quan đến hai phụ nữ.
Bóng chuyền Việt Nam vừa đón nhận một tin buồn lớn khi chủ công Nguyễn Thanh Nhàn, người từng gắn bó với đội bóng chuyền TP.HCM, đột ngột qua đời ở tuổi 32.
Trong một thập kỷ qua, gấu Paddington đã vượt ra khỏi những trang sách thiếu nhi của nước Anh để trở thành hiện tượng toàn cầu, nhờ vào chiến lược phát triển điện ảnh thông minh, sự hợp tác thương hiệu mạnh mẽ và cả sự ủng hộ từ Hoàng gia Anh.
Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, ngày 22/11/2024, trên báo chí có đăng bài "Bỗng nhiên phát hiện trẻ 4 tuổi khám chữa bệnh nhiều lần mà gia đình không hề biết".
Tiếp nối sự thành công và dấu ấn khó quên trong lòng khán giả hâm mộ tại các cuộc thi sắc đẹp, người đẹp Kim Kim lần nữa ghi danh tại Miss Star International 2024 với giấc mơ chinh phục vương miện. Năm 2023, cô cũng nhận được sự quan tâm từ công chúng khi trở thành đại diện đến với cuộc thi này.