11/08/2016 05:55 GMT+7 | Thể thao
(giaidauscholar.com) - Được hỏi về chuyện có nhiều người nói rằng một VĐV nếu quyết định gắn bó lâu dài với sự nghiệp VĐV bắn súng chuyên nghiệp thì sẽ phải chấp nhận nguy cơ suy giảm tuổi thọ, Hoàng Xuân Vinh cười nói: “Nói tổn thọ thì hơi quá vì chẳng ai muốn chơi thể thao lại để tổn thọ cả. Về mặt sinh học mà nói thì bắn súng tuy không phải là môn thể thao đối kháng để mà gặp phải chấn thương trực tiếp, nhưng VĐV bắn súng luôn gặp phải tình trạng là “nợ dưỡng” (tạm thời thiếu dưỡng khí), tức là phải nín thở nhiều”.
Xuân Vinh tiếp tục: “Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, hệ tim mạch và hệ thần kinh. Việc phải tập trung nhiều và phải đứng lâu ở một tư thế có thể gây ra hiện tượng là máu không lên não. Nếu sau buổi tập không tập vận động hoặc các bài tập mềm dẻo thì sau này dễ dẫn tới hiện tượng bị mất tiền đình.
Ngoài ra, VĐV bắn súng còn bị ảnh hưởng tới xương khớp, vì đứng lâu ở một tư thế trong nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm như thế sẽ dẫn tới gặp vấn đề về cột sống. Đa phần các VĐV súng trường đều bị vẹo cột sống, còn VĐV súng ngắn thì bị lệch vai vì chỉ nghiêng về một bên. Cho nên việc vận động sau các buổi tập có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cần phải vận động như thế để cho các cơ quan sinh học trong cơ thể vận động lại như bình thường.
Hoàng Xuân Vinh đã mang HCV về cho Việt Nam ở Olympic 2016
Rồi một vấn đề nữa là mắt cùng việc VĐV hít phải khói đạn độc hại. Tất nhiên do cơ chế đào thải sinh học rồi cơ chế tập luyện của mỗi người mà tác dụng phụ của tập luyện bắn súng được giảm bớt đi, nhưng cơ bản thì vẫn bị ảnh hưởng”.
Tuy nhiên, Hoàng Xuân Vinh khẳng định anh chưa bao giờ hối hận vì quyết định đã gắn bó cuộc đời với bắn súng, vì theo anh nói thì “niềm vui lớn nhất của tôi là tiếp tục được chơi bắn súng. Đến lúc này có thể nói rằng bắn súng đã đem lại cho tôi nhiều niềm vui, cả về tinh thần lẫn vật chất, dù rằng về vật chất thì không được nhiều, chỉ là một phần nào đó để giúp cuộc sống thay đổi mà thôi.
Thế nhưng, với tư cách là một người lính thì tôi luôn tâm niệm mình phải hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ của quốc gia. Được đại diện cho quốc gia thi đấu là trách nhiệm, nghĩa vụ mà đồng thời cũng là niềm tự hào với tôi, nhất là khi tôi có thành tích ở sân chơi thế giới”.
giaidauscholar.com
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất