28/05/2019 16:39 GMT+7 | Tennis
(giaidauscholar.com) - Trở lại sau khi sinh con luôn là thử thách lớn nhất của Serena Williams, nhưng theo đuổi tham vọng trở thành tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại thì đó lại là một sứ mệnh “bất khả thi” ngay cả đối với cô.
Vất vả trở lại
Cách đây 7 năm, bộ phim tài liệu “Venus và Serena” nói về chị em nhà Williams khi họ cố gắng vượt qua giai đoạn đen tối nhất trong sự nghiệp của mình. Venus chuẩn bị chiến đấu với hội chứng Sjogren, trong khi Serena trở lại sau chứng tắc mạch phổi đầu tiên suýt giết chết cô. Trong một khoảnh khắc yên tĩnh của phim tài liệu, lúc nghỉ ngơi nhanh chóng giữa giờ luyện tập, Serena nhắc nhở tất cả rằng, cô đã trở lại top 10 của bảng xếp hạng. Isha, em gái của cô, cau mày và sau đó trả lời với câu hỏi đã làm tất cả những người theo dõi môn thể thao này trong 21 năm không khỏi băn khoăn: “Chị gái, làm thế nào chị và Venus có thể đứng trong top 10 và cô không bao giờ thi đấu?”
Câu hỏi đó vẫn chưa được trả lời. Tuần này, Serena trở lại top 10 lần thứ hai trong năm nay, một năm sau Grand Slam đầu tiên của cô sau kỳ nghỉ thai sản. Thật khó tin. Cô chỉ chơi trọn một giải đấu ở năm 2019, Australian Open, rút lui sau một trận đấu trong ba giải đấu gần đây. Trong 52 tuần qua, cô chỉ chơi trọn vẹn 5 giải. Vì thế, nếu trong phần lớn sự nghiệp của mình, mỗi lần vắng mặt của cô luôn được chú ý đặc biệt thì bây giờ, sự vắng mặt của cô trở nên bình thường. Các giải đấu vẫn cứ diễn ra.
Đối với bất kỳ tay vợt nào trong lịch sử, trở lại top 10 sau khi suýt chết vì sinh con ở tuổi 37 sẽ được ca ngợi như một phép màu phi thường thì hành trình của Serena thậm chí còn ấn tượng hơn. Cô trở lại vào tháng 3/2018 như một cái bóng của chính mình. Bộ chân của cô là không tồn tại. Cô đánh bóng thiếu chính xác. Serena đã chơi nhiều trận đấu tồi tệ trong sự nghiệp của mình, nhưng đó là vì phong độ chứ không vì đẳng cấp của cô. Còn bây giờ, cô liên tiếp bị chị gái Venus và bản sao Naomi Osaka loại khỏi các giải. Chẳng trận đấu nào ở mức ngang ngửa cả.
Có cảm giác, việc cho con bú và tìm lại thể lực tốt nhất sau sinh là không thể cân bằng được với Serena. Cũng vì thế mà nếu ai đó không còn nhận ra một Serena chiến binh ở trên sân, họ nên tìm hiểu rõ hơn những nỗ lực mà cô phải trải qua để được đứng trên sân một lần nữa. Sự thực thì đây luôn luôn là thử thách lớn nhất trong sự nghiệp của cô và là tất cả những gì đã, đang diễn ra. Và cũng thật khó tin là chỉ sau khi trở lại ở Roland Garros, cô gái người Mỹ đã lọt vào trận chung kết Wimbledon và US Open.
Thách thức
Roland Garros 2019 này đánh dấu tròn 1 năm trở lại của Serena và tháng 9 tới, cô sẽ bước sang tuổi 38. Thời gian có vẻ như đã đuổi kịp cựu số 1 thế giới. Những chấn thương gần đây càng khẳng định rõ điều này, cũng như việc cô không còn trở nên nhanh nhẹn nữa. Tuy vậy, với một tay vợt nữ có thể thi đấu đến tuổi 37 như Serena, thể lực có lẽ chỉ là vấn đề nhỏ so với khía cạnh tâm lí. Ở đây, tuổi tác thường được xem như một tài sản tinh thần cho một vận động viên và kinh nghiệm có thể giúp điều hướng các trận đấu nhưng ngược lại, nỗi đau của thất bại thật không dễ quên ngay được.
Trong 21 năm đầu tiên của sự nghiệp, thành tích của Serena là 21-4 trong các trận chung kết Grand Slam, thế nhưng, nhưng trong ba năm qua, tỉ số này là 2-4. Thậm chí, sau trận thua Karolina Pliskova ở tứ kết Australian Open hồi đầu năm, Serena có nhắc đến việc cô cần điều trị tâm lí trước những trận đấu quan trọng trong tương lai, để những rắc rối không bao giờ lặp lại một lần nữa.
Liệu Serena có giành được một danh hiệu Grand Slam nữa hay không, cô cũng chỉ còn cách kỉ lục 24 danh hiệu của Margaret Court một chiến thắng nữa. Khó mà tin rằng tay vợt 37 tuổi này lại không làm được điều đó, khi thực tế quần vợt nữ hiện nay đang trở nên buồn tẻ và kém hấp dẫn vì sự thiếu cạnh tranh, tính ổn định.
Mạnh Hào
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất