13/05/2008 17:14 GMT+7
LTS: "Mấy năm gần đây, điểm thi môn lịch sử luôn là tâm điểm gây chú ý của dư luận trong các kỳ thi đại học và cao đẳng. Người ta lo ngại thế hệ trẻ không quan tâm đến lịch sử, còn chính các em thí sinh thì lại phàn nàn “muốn quan tâm lắm chứ, nhưng học sử khó quá”.
Trước kỳ thi năm nay, chúng tôi xin trích đăng bài viết của giảng viên Hà Văn Thịnh, Khoa lịch sử, ĐH KH Huế, với nhiều phương pháp học sử hữu ích cùng nhiều chuyện bếp núc về thi và chấm thi môn sử mà thí sinh nên biết, nếu muốn “ăn điểm”! Trong 3 môn thi khối C, môn lịch sử là môn dễ có điểm nhất. Tôi nhấn mạnh điều này trên cơ sở của sự khách quan. Môn văn đòi hỏi ít nhiều năng khiếu và kiến thức (thuộc thơ văn) suốt nhiều năm.
Không một ai có thể ôn thi ba hay sáu tháng rồi giỏi môn văn ngay được. Môn địa lý đòi hỏi phải nhớ rất nhiều số liệu; mà, oái oăm thay, nhiều khi các số liệu đó chẳng liên quan gì đến nhau. Chẳng hạn lượng mưa trung bình với số lượng của đàn gia súc; sản lượng lúa hay GDP hàng năm... Như vậy, trước mắt chúng ta chỉ còn một môn học “dễ” nhất: môn lịch sử. 1. Trước hết, phải mở ngoặc rằng lịch sử chỉ trở nên dễ nhớ, dễ hiểu đối với những ai yêu thích nó.
Ngược lại, nó sẽ là một môn học khô khan, nhàm chán, khó nhớ, khó học với những ai không thích, không muốn hiểu nhưng lại muốn thuộc bài và muốn thi đậu!. Nói như thế để thấy rằng, trước khi bắt đầu, bạn phải tự tin rằng mình suy ra cả chống Pháp cũng như Cách mạng tháng Tám năm 1945, giai đoạn 1939- 1945... Các nội dung của từng giai đoạn đều có thể suy ra từ cái sườn cơ bản ấy. 3. Học sử để thi, nhớ được các số liệu luôn là điều nan giải. Phải có nhiều phương pháp kết hợp với nhau. Lấy ví dụ trong những năm trước, rất nhiều thí sinh lẫn lộn thời gian ra đời trước hay sau của 3 tổ chức cộng sản.
Thật ra vấn đề khá giản dị: Nếu chúng ta nhớ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đông nhất ở Bắc Kì, thứ hai là ở Nam Kì và thứ ba là Trung Kì thì tương tự sẽ có sự ra đời lần lượt của các tổ chức cộng sản là Bắc > Nam > Trung; cũng như những cuộc khởi nghĩa, binh biến năm 1940 – 1941 cũng lần lượt diễn ra từ Bắc đến Nam > Trung: khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9.1940; khởi nghĩa Nam Kì, tháng 11.1940 và binh biến Đô Lương, tháng Giêng năm 1941. Nếu sắp xếp theo cách đó, sự quên là khó. 4.
Trong lịch sử của dân tộc Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất