Thương hiệu Thể thao Việt Nam: Mảnh đất hoang...

15/02/2018 07:13 GMT+7 | Thể thao

(giaidauscholar.com) - Thương hiệu cũng mới chỉ được nhắc đến nhiều hơn trong nền kinh tế thị trường, vì thế dễ hiểu thương hiệu thể thao Việt Nam giống như “mảnh đất hoang” mặc ai cũng thấy tiềm năng lớn ở địa hạt này.

Từ tổng kết của Google

Trong khi bảng xếp hạng từ khóa tìm kiếm trên toàn cầu hàng năm có 15 hạng mục, thì phiên bản dành cho Google Việt Nam được lược giản còn 9, nhưng thể thao vẫn cứ là lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn của người dùng trong nước.

Cụ thể, trong Top 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật 2017 của người Việt, thì từ khóa “Lịch thi đấu bóng đá SEA Games 29” đứng ở vị trí thứ 8. Trong Top 10 Tin trong nước xu hướng tìm kiếm nổi bật 2017, từ khóa “U22 Việt Nam” đứng ở vị trí thứ 4. Đặc biệt, ở Top 10 Tin quốc tế xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất trong năm qua, thể thao còn chiếm 4/10 vị trí và số 1 là “Tin SEA Games”, tiếp đến “Bảng xếp hạng bóng đá Anh” (thứ 4) ; “Tỷ lệ cược bóng đá” (thứ 5) và “Giải vô địch Wimbledon” (thứ 8).

Những con số này không chỉ khẳng định tình yêu của người hâm mộ với bóng đá nói riêng và thể thao nói chung, mà còn chứng minh sự quan tâm lớn từ xã hội tới lĩnh vực này, yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Còn theo một nghiên cứu khác về các xu hướng thảo luận nổi bật nhất trên mạng xã hội, chủ đề “Thể thao” được xếp thứ 2 khi chiếm tới 18% thị phần thảo luận; chỉ đứng sau Âm nhạc với 20%. Điểm thú vị là ngay cả chủ đề Điện ảnh vốn tưởng như dễ khai thác, dễ gắn yếu tố PR cho các nhãn hiệu lại cũng đứng sau “Thể thao”, với 17% thị phần thảo luận. Chính những yếu tố đó đã khiến “Thể thao” đang ngày càng trở thành môt mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác hoạt động tài trợ thương hiệu.

Chú thích ảnh

Đến thực tế buồn

Sức hấp dẫn của lĩnh vực thể thao là có thật, nhưng khi đề cập về thương hiệu thể thao Việt Nam, chính những nhà quản lý chuyên môn cũng phải thừa nhận, nó còn bị “bỏ ngỏ”, nếu không muốn dùng cụm từ “bỏ hoang”!

Với sự phát triển trong những năm qua không phủ nhận thể thao có sức tác động đáng kể đến đời sống xã hội, nhưng thực tế cũng chỉ mới dừng ở mức độ “được quan tâm” mà thôi. Đó là chưa kể, trong thời điểm bùng nổ của mạng xã hội hiện nay, cái nhìn về thể thao đang trở nên thiên lệch (chủ yếu là về bóng đá), thậm chí là méo mó với những hiện tượng tiêu cực, bạo lực, hơn là phản ánh những thành tích, thành tựu. 

Thể thao vẫn là ngành sống dựa chính vào ngân sách và dù công tác xã hội hóa đã được chú trọng nhưng nguồn lực thu hút từ bên ngoài chưa đáng là bao, kể cả bóng đá - môn thể thao đi tiên phong trong quá trình chuyên nghiệp. Và cũng mới chỉ có 1 số môn như: bóng đá, quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ... mới kêu gọi được chút ít từ xã hội hóa, còn lại đa phần là không có tài trợ, quảng cáo.

Thương hiệu thể thao Việt Nam lúc này có lẽ cũng chỉ mới dừng ở việc tìm kiếm, tài trợ cho đoàn Thể thao Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế lớn, hoặc một vài VĐV sau khi giành thành tích xuất sắc nhận được tài trợ từ doanh nghiệp mà thôi. Nhiều người trong chính môi trường thể thao còn chưa hiểu rõ khái niệm về thương hiệu của lĩnh vực mình, hay chính mình... mà chỉ đơn giản nghĩ đến chuyện, xin tài trợ, quảng cáo...

Chú thích ảnh
U23 Việt Nam nhận thêm 20 tỷ tiền thưởng, ai là thần may mắn của U23 Việt Nam?

U23 Việt Nam nhận thêm 20 tỷ tiền thưởng, ai là thần may mắn của U23 Việt Nam?

U23 Việt Nam nhận 20 tỷ tiền thưởng, ai là thần may mắn của đội tuyển là những thông tin chính bóng đá Việt ngày 5/2.

Cần thay đổi về tư duy

Để hiểu đúng và chính xác về thương hiệu vốn không hề là chuyện dễ dàng kể cả vào lúc này đối với những người làm marketing và cả chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một tổng hợp ngắn gọn từ giới nghiên cứu nhận được sự tán đồng, đó là: Thương hiệu là liên tưởng khác biệt về lý tính hoặc cảm tính trong tâm trí khách hàng về một công ty hoặc một sản phẩm cụ thể.

Từ tổng hợp trên quay lại với lĩnh vực thể thao, thì để xây dựng được thương hiệu cho riêng mình, Thể thao Việt Nam cần phải tự coi mình như một công ty, hoặc một sản phẩm với khách hàng là người hâm mộ, doanh nghiệp... Chỉ có một nền thể thao thực sự phát triển và phát triển đồng đều, đáp ứng nhu cầu giải trí cũng như nâng cao sức khỏe của người dân, thì đó mới là thương hiệu “hút khách”. 

Việc xây dựng, quảng bá thương hiệu cũng cần phải được xem là chiến lược trọng tâm của chung ngành thể thao cũng như mỗi cá nhân sống trong môi trường ấy, từ việc đầu tư ngân sách, đến tổ chức thực hiện, thay vì cách nghĩ đơn giản như hiện tại - Xin quảng cáo, nhận tài trợ! Chính xác hơn, đó là sự thay đổi cần thiết và quan trọng về tư duy, để nâng tầm của cả nền thể thao quốc gia, thu hút các nguồn lực khác từ xã hội thay vì chỉ trông chờ vào ngân sách./

Vẫn nhiều tiềm năng

Trở lại với bóng đá. Vào năm 2000, chính các doanh nghiệp đã nhìn thấy tiềm năng lớn từ bóng đá đỉnh cao và dòng tiền của họ đổ vào đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của bóng đá nước nhà. Và cho tới lúc này, dù thương hiệu V-League mất giá, thì vẫn quy tụ hầu hết các đại gia của nền kinh tế. Cụ thể, đằng sau đội Hà Nội là Tập đoàn T&T; Đà Nẵng gắn với SHB; Thanh Hóa với FLC; Bình Dương với Becamex; Sông Lam Nghệ An là Bắc Á Bank... ngay cả Tập đoàn Vingroup dù không chính thức có mặt tại giải đấu, nhưng vẫn đầu tư lớn vào bóng đá với Trung tâm PVF hiện đại và quy mô quốc tế. Điều đó tiếp tục khẳng định sức hút của bóng đá.

Ngay cả lĩnh vực thể thao đỉnh cao, bên cạnh những ngôi sao như: Hoàng Xuân Vinh, Lê Văn Công, Nguyễn Thị Ánh Viên... luôn nhận được những bản hợp đồng tài trợ, quảng cáo, thì nhiều môn khác cũng có sự đầu tư đáng mừng. Điển hình như sự ra đời của giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam VBA với 100% sự đầu tư từ doanh nghiệp theo mô hình NBA của Mỹ, hay trường hợp của HDBank sau thành công cùng với cờ Vua, gần đây đã gắn bó thêm với bộ môn futsal khi đứng ra tổ chức các giải vô địch quốc gia, cúp Quốc gia cũng như giải Futsal Đông Nam Á mà Việt Nam đăng cai tổ chức. Và cũng không thể không kể đến lĩnh vực dịch vụ, dụng cụ thể dục thể thao với tiềm năng rất lớn khi gắn liền với như cầu giải trí, sức khỏe của người tập... trong bối cảnh kinh tế phát triển.

Thể thao vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác thương hiệu của chính mình. Vấn đề chỉ là làm thế nào để khai thác được mà thôi, thay vì để "hoang hóa".

Vũ Minh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm