Trải nghiệm săn cua, còng đêm tại đảo Bé, Lý Sơn

06/09/2018 11:30 | Du lịch

(giaidauscholar.com) - Đến với đảo Bé, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), bên cạnh việc tham quan những trầm tích núi lửa hoang sơ, vẹn nguyên, du khách còn có thêm những loại hình giải trí dân dã khác. Một trong số đó là trải nghiệm săn cua đá, bắt còng biển vào ban đêm cùng với người dân địa phương.

Khi màn đêm buông xuống bao trùm lấy hòn đảo xinh đẹp cũng là lúc du khách được dịp theo chân dân bản địa đi săn cua đá. Dụng cụ đơn giản chỉ là đèn pin và thùng nhựa đựng cua. Đối với những người từ nơi xa tới, lần đầu tiên bắt gặp những con cua đá đang di chuyển chậm rãi với vẻ đẹp khó cưỡng, họ tỏ ra hết sức ngỡ ngàng, không ngừng chụp ảnh lưu niệm.

Chú thích ảnh
Dụng cụ chính để săn cua, còng là đèn pin pha. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN

Đặc tính của loài cua này thường thích ở trên cao, trong các ngóc ngách của ngọn núi nham thạch. Do vậy, việc săn bắt không dễ dàng, đòi hỏi du khách phải vận động, leo trèo nhiều. Tuy nhiên, ai nấy đều rất phấn khích. Chị Trần Minh Hằng, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Tôi rất ấn tượng với vùng đất này vì nó còn mang nhiều trầm tích núi lửa với địa chất địa mạo rất đặc biệt. Đặc biệt, về tối, lại được trải nghiệm đi săn cua, bắt còng, thứ mà ở thành phố không thể nào tìm được khiến mình có cảm giác được hòa quyện với thiên nhiên. Bao nhiêu mệt mỏi của cuộc sống như tan biến hết. Đây là một tiềm năng rất lớn để đảo Bé phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Bên cạnh đó, du khách còn được những thợ săn thực thụ dẫn đi dọc mép biển dưới ánh trăng để săn còng. Loài còng thường đào hang sâu dưới cát để trú ngụ nên để săn chúng cần phải dùng tay đào lên mới bắt được. Mùa này, thân còng khá chắc, khi lồ lộ ra khỏi mặt cát, thân hình béo ngậy của nó khiến du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Em Võ Đức Dự, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Đây là một thú vui dân dã nhưng không kém phần thú vị. Cái cảm giác khá hồi hộp khi đi tìm cua, còng. Niềm vui khi tóm được chúng thật khó tả, chỉ có thể thốt lên rằng quá tuyệt vời.

Cua, còng ở đảo Bé còn nhiều nên chỉ chưa đầy một giờ, nhóm du khách đã săn được 2-3 kg lớn, nhỏ. Cua, còng bắt về được đổ vào thùng chứa nước đá và sơ chế bằng cách dùng tay khuấy đều cho nhả sạch cát, khiến chúng chết dần để khi nướng không bị gãy càng. Sau đó, du khách ngồi quây quần bên chiếc bàn đặt ở bãi biển và nướng chúng trên bếp than rực hồng. Những con cua, con còng lần lượt trở màu vàng ươm, mùi thơm lan tỏa kích thích khứu giác. Các con cua, còng chín sẽ được du khách xếp ra đĩa và thưởng thức dưới ánh trăng cùng gió biển. Có thể nói, đó là một trải nghiệm khó quên khi đặt chân đến đây…

Chú thích ảnh
Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Chú thích ảnh
Khi chín chúng trở màu vàng ươm trông rất bắt mắt. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Chú thích ảnh
Những con còng mùa này rất săn chắc, béo ngậy. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Chú thích ảnh
Thợ săn đào những cái hang trên cát để bắt cua đá, còng biển. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN

Vĩnh Trọng

Du lịch Đảo Bé, Lý Sơn ngắm tranh bích họa 'Tôi yêu biển đảo'

Du lịch Đảo Bé, Lý Sơn ngắm tranh bích họa 'Tôi yêu biển đảo'

12 nghệ sĩ là tình nguyện viên đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã thể hiện 12 tác phẩm trên tường nhà và lối đi ở xã đảo An Bình.

Tin cùng chuyên mục

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.