Từ cú 'hích' lịch sử Hoàng Xuân Vinh, thay đổi cách nghĩ và làm

19/08/2016 06:15 GMT+7 | Thể thao

(giaidauscholar.com) - Xét từ nền tảng, quỹ thời gian, và kinh phí, việc thể thao Việt Nam (TTVN) đoạt được 1 HCV, 1 HCB kèm theo 1 kỷ lục tại Rio có lẽ là sự đầu tư hiệu quả nhất thế giới, mà nhiều nước giàu cũng phải mơ. Tuy nhiên, đó là một cuộc đột phá phần nào đó mang tính ngoại lệ, đột xuất gắn với một trường hợp cụ thể là Xuân Vinh. Rất khó để tái lập chiến tích tương tự, nếu nhìn vào thực lực cùng nguồn lực hiện tại.

Xạ thủ quân đội 42 tuổi, hay nói chính xác hơn là chính bước tiến và sự hội tụ đỉnh cao tại Rio của anh, đã tạo nên kỳ tích lịch sử. Màn trình diễn của anh thực sự ở đẳng cấp của một nhà vô địch và kỷ lục gia Olympic.

Xuân Vinh là trường hợp ngoại lệ, đột xuất  

Thế nhưng, sự rực sáng của Vinh có gì đó mang tính ngoại lệ và đột xuất. Trước Đại hội, Vinh chỉ là một trong 3 niềm hy vọng tranh huy chương, thậm chí khả năng giành huy chương còn xếp dưới 2 đô cử Thạch Kim Tuấn, Vương Thị Huyền. Vinh đã thành công ngoài sức tưởng tượng, còn Tuấn - Huyền thảm bại. Kết quả trái ngược ấy không phải do ngành thể thao nhắm đích lệch, mà suy cho cùng đây là câu chuyện của thực lực.

Thực lực của cả một nền thể thao cho mục tiêu giành huy chương Olympic của TTVN mới chỉ dừng lại ở mức hi vọng và phấn đấu, chưa kể trông cả vào một vài gương mặt hiếm hoi ở hai môn cử tạ, bắn súng.

TTVN chưa tạo ra được những ứng viên đạt tới đẳng cấp hàng đầu thế giới, có thể đua tranh sòng phẳng huy chương Olympic một cách bài bản, chuyên nghiệp, theo đúng chuẩn quốc tế. Chúng ta đang có sự chuyển hướng và bước tiến mạnh mẽ so với chính mình song tất cả vẫn chưa đủ để bắt kịp với đỉnh cao ấy. Thành quả ngoạn mục  của Xuân Vinh cũng không chứng tỏ một sự thay đổi từ nền tảng.

Cơ hội chỉ xuất hiện theo kiểu đột xuất, ngoại lệ giống như Xuân Vinh ở Rio, hay kể cả đô cử giành HCB Olympic 2008 Hoàng Anh Tuấn. Rõ ràng nó rất hãn hữu và mong manh. Trước cuộc đấu trên đất Brazil, giới chuyên môn và truyền thông đều đề cập đến chu kỳ 8 năm của tấm huy chương Olympic trong sự kỳ vọng và cả nỗi lo. Điều đó đã trở thành hiện thực, càng chứng tỏ sự gian khó, tính chất ngoại lệ và đột xuất.

40 tỷ đồng & bài toán nguồn lực

Xuân Vinh là một trong những tuyển thủ được đầu tư tốt nhất trong 4 năm trở lại đây, rõ nhất về thiết bị dụng cụ, tập huấn thi đấu quốc tế. Trung bình mỗi năm anh có 3 đợt luyện tài ở các trung tâm tốt nhất của Hàn Quốc, do chuyên gia hàng đầu dẫn dắt, tham dự từ 7-10 giải đấu tầm cỡ thế giới.

Cũng chỉ có khoảng 5 “mũi nhọn” khác của bơi, cử tạ, TDDC được hưởng chế độ đặc biệt như thế. Trong đó, ngoại trừ kình ngư Ánh Viên vượt trội, mức độ đáp ứng cho những “của hiếm” như  Xuân Vinh, Kim Tuấn hãy còn một khoảng xa so với thế giới. Nguồn kinh phí cho Vinh hay Tuấn theo ước tính chỉ bằng khoảng 1/3 của những đối thủ trực tiếp đua tranh với họ tại Rio. 

Ngày 20/8, các thủ khoa xuất sắc năm 2016 sẽ giao lưu với xạ thủ Hoàng Xuân Vinh

Ngày 20/8, các thủ khoa xuất sắc năm 2016 sẽ giao lưu với xạ thủ Hoàng Xuân Vinh

Thành Đoàn Hà Nội cho biết các thủ khoa xuất sắc và đoàn viên thanh niên Thủ đô sẽ được tham dự chương trình giao lưu “Khát vọng chinh phục đỉnh cao” với xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.


Đến giờ giới chuyên môn vẫn cho rằng tình thế của Kim Tuấn tại Rio có thể đã khác hẳn, rõ nhất là khả năng phòng chống chữa trị chấn thương, nếu đô cử này được ăn tập dài hạn ở Mỹ, hay Hungary.

Số ít tuyển thủ có hi vọng tranh chấp huy chương còn vậy, việc đầu tư cho những người mà trình độ cao nhất chỉ vươn tới suất tham dự còn thấp hơn nhiều. Trên thực tế, ngành thể thao đã rất quyết tâm, nỗ lực để có thể chăm lo tốt nhất trong điều kiện có thể, với những cách làm rất riêng, sáng tạo ở một số môn.

Thế nhưng, đó vẫn thực sự là một bài toàn khó khi tổng đầu tư cho cả “chiến dịch” Olympic chỉ 40 tỷ đồng, một con số khá khiêm tốn, cho dù đã tăng lên đáng kể so với cách đây 4 năm. Con số 200 tỷ đồng mà Thái Lan chi trực tiếp cho việc nuôi quân và tranh vé cũng đã cho thấy khác biệt như thế nào.

Bài toán đó càng nan giải bởi kinh phí từ  nguồn xã hội hóa gần như không có, điều kiện cơ sở vật chất, điển hình như trường bắn của môn bắn súng, hay HLV tại chỗ cũng không đáp ứng được nhu cầu. Tất nhiên sự bó buộc còn xuất phát từ chính cách tiếp cận, chuẩn bị của ngành thể thao, khi ít nhiều vẫn thiếu sự rõ ràng trong việc xác lập các mục tiêu, phân cấp nhóm môn, nhóm tuyển thủ, cũng như những hệ lụy từ tính ngắn hạn của sân chơi SEA Games.

Đón đọc kỳ 3: Thời cơ trước mắt, thách thức lâu dài

Tường Nhi
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm