Thư cuối tuần: Siêu hàng hiệu và sự 'cọc cạch' của nền kinh tế

22/11/2015 13:29 GMT+7

(giaidauscholar.com) - Cuối tuần vừa rồi, có một cuộc bán hàng hạ giá khá đặc biệt ở Hà Nội. Đặc biệt là bởi hàng hóa bày ra toàn những món đồ hiệu mà sau khi đã giảm giá từ 50-80% rồi thì giá một đôi giày vẫn lên tới hàng triệu đồng, còn một tấm áo khoác có giá vài chục triệu.

Thời gian sale kéo dài trong bốn ngày và người mua hầu như lúc nào cũng kín đặc không gian, còn hơn cả những cuộc đại hạ giá những món hàng bình dân. Người ta ước tính rằng doanh thu của đợt bán hàng đó lên tới tầm 30 tỉ đồng.

Một thống kê khác cho biết, Việt Nam là một trong số 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có tiệm bán hàng chính hãng của Channel. Các mặt hàng ở đó như đồng hồ có giá vài tỉ đồng tưởng như chỉ để bày nhưng vẫn có những khách hàng tới khuân đi và nhẹ nhàng chìa thẻ để quẹt.  

Nếu như ai đó bây giờ mới biết thì là muộn vì nhiều năm trước truyền thông thế giới đã ngỡ ngàng viết về những con số kinh ngạc. Chẳng hạn chỉ trong vòng nửa đầu năm 2014 đã có hơn 11 ngàn xe Mercedez được bán ra ở Việt Nam, tăng 70% so với thời gian trước đó.

Hay Việt Nam thường là nơi đến của một vài mẫu siêu xe Rolls Royce đặc biệt sản xuất có giới hạn mà giá mỗi chiếc vài chục tỉ đồng.

Nó cho thấy sự giàu có của một tầng lớp người Việt và sở thích "chết người" là sử dụng những món hàng mà nếu so sánh giá trị của nó với mức thu nhập phổ thông của người thì rất cọc cạch.

Vấn đề ở đây không phải là lãng phí bởi nó là vấn đề của "gia cảnh" mỗi người. Nó thậm chí có thể là chỉ dấu tốt cho sự phát triển. Nhưng đa phần những người giàu nhất Việt Nam lại hầu như không phải những nhà sản xuất, mà là những người đang xây cất các công trình bất động sản và chủ yếu bán cho người Việt. Đây có phải là vấn đề đáng bàn?

Chúc quý vị một tuần vui vẻ!

Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm