Thủ đô của New Delhi Ấn Độ vận hành tháp lọc bụi cao 25 m với 40 quạt gió khổng lồ

23/08/2021 20:53 GMT+7 | Đọc - Xem

(giaidauscholar.com) - Ngày 23/8, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã khai trương tháp lọc bụi đầu tiên, nhằm mục đích giảm tình trạng ô nhiễm không khí – nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca chết sớm mỗi năm ở thành phố này.

Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine sử dụng công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới

Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine sử dụng công nghệ ADN đầu tiên trên thế giới

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ vừa phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của Zydus Cadila dành cho trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành.

Nồng độ của các hạt bụi cực nhỏ có thể gây chết người trong không khí ở New Delhi thường xuyên ở mức vượt quá 20 lần so với ngưỡng giới hạn an toàn, đặc biệt là vào mùa Đông, khi khoảng 20 triệu người dân sống tại đây bị bao phủ trong một lớp sương khói xám độc hại.

Theo các kỹ sư, 40 chiếc quạt khổng lồ trên tòa tháp cao 25 m này sẽ bơm 1.000 mét khối không khí mỗi giây qua các bộ lọc, theo đó giúp giảm 50% lượng hạt có hại trong phạm vi 1 km2.

Phát biểu sau buổi lễ khánh thành tổ chức gần khu mua sắm sầm uất Connaught Place ở thủ đô New Delhi, Thủ hiến New Delhi – ông Arvind Kejriwal - nhấn mạnh: "Hôm nay là một ngày trọng đại đối với Delhi trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường và giành lại không khí trong sạch. Đây là chiếc tháp lắp đặt thí điểm. Các chuyên gia sẽ phân tích những dữ liệu liên quan và nếu công trình này cho thấy hiệu quả, nhiều tòa tháp tương tự sẽ được xây dựng trên khắp New Delhi".

Chú thích ảnh
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ vận hành tháp lọc bụi cao 25 m với 40 quạt gió khổng lồ

Tòa tháp nói trên có kinh phí xây dựng là 2 triệu USD. Có nhiều ý kiến cho rằng sẽ rất tốn kém nếu triển khai xây dựng số lượng tháp đủ để làm sạch không khí về cơ bản trên toàn thành phố thủ đô. Theo các ý kiến này, sẽ tốt hơn nhiều nếu các nỗ lực của chính quyền New Delhi hướng tới giải quyết các nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm, cụ thể là khí phát thải từ các phương tiện giao thông, các ngành công nghiệp nặng và quy mô nhỏ, hoạt động xây dựng, tình trạng đốt chất thải và nhiên liệu, cũng như việc phát quang đất trồng vào mùa Đông ở các khu vực lân cận.

Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy Ấn Độ “đóng góp” tới 14 trong số 15 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Trong khi đó, một nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cũng chỉ ra rằng ô nhiễm không khí đã gây ra 1,67 triệu ca tử vong tại quốc gia Nam Á này trong năm 2019, trong đó có gần 17.500 người sống tại New Delhi.

Mô hình tháp lọc không khí này cũng đã được Trung Quốc áp dụng từ năm 2018. Nước này khi đó đã xây dựng một tháp lọc không khí cao 60 mét tại thành phố Tây An (Xian), song đã không nhân rộng mô hình này tại các thành phố khác.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm