Thư gửi robot Citizen: Học thì không bao giờ muộn!

26/07/2019 06:55 GMT+7

(giaidauscholar.com) - Sophia thân mến!

Xem chuyên đề "Thư gửi robot Citizen tại đây"

Gian nan phía sau cánh cửa đại học

Gian nan phía sau cánh cửa đại học

Sáng 25/9/2018 tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm về sinh viên sau khi ra trường do CLB Sách vàng tổ chức, với 3 diễn giả gồm giảng viên Phạm Quỳnh Giang, tác giả Phi Tuyết và tác giả Dương Duy Bách.

Trong cuộc sống đời thường, việc một học sinh tốt nghiệp THPT rồi thi đỗ đại học theo logic là chuyện rất bình thường. Đối với những người còn đang công tác trong một lĩnh vực nào đó, với mong muốn nâng cấp trình độ chuyên môn của mình, để làm việc có hiệu quả hơn hay là phấn đấu vào một vị trí nào đó tốt hơn, có thể cống hiến được nhiều hơn cho cộng đồng... thì việc tiếp tục theo học đại học cũng rất đáng hoan nghênh.

Còn những người cao tuổi, thậm chí những người đã nghỉ làm việc rồi nhưng vẫn đi học đại học hay là tham gia các khóa đào tạo về ngoại ngữ, âm nhạc thì sao Sophia nhỉ?

Tôi phải đặt câu hỏi này với cô bởi vì mới đây, tại TP.HCM, một “thí sinh” 63 tuổi có tên là Đào Thị Thư đã đến đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Văn Hiến. Trước đó, bà Thư là giáo viên dạy organ ở hai trường mầm non, có bằng cử nhân tiếng Anh khi đã 60 tuổi. Bà Thư đăng ký xét tuyển vào ngành piano và tiếng Pháp bậc đại học.

Chú thích ảnh
Cử nhân Anh văn 63 tuổi Đào Thị Thư đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Văn Hiến. Ảnh: M.G/ Báo Tuổi trẻ

Những trường hợp tương tự như bà Thư tại Việt Nam chúng tôi không phải là ít. Còn nhớ một vài năm trước, cụ ông Lê Phước Thiệt - đã tốt nghiệp đại học kinh tế tài chính ở Đại học bang California, vẫn đến Trường Đại học Duy Tân đăng ký thi cao học khi ở tuổi 84 (và đầu năm ngoái đã tốt nghiệp thạc sĩ). Ở Hà Nội có cụ Cao Nhật Linh 85 tuổi vẫn tiếp tục học khoa Luật Kinh tế - Đại học Đông Đô. Và còn nhiều trường hợp khác nữa...

Tôi cũng được biết rằng, chuyện này không chỉ có ở Việt Nam chúng tôi. Ở Nhật Bản, cụ ông Shigemi Hirata đã nhận chứng nhận Kỷ lục Guinness thế giới sau khi ông lấy bằng cử nhân nghệ thuật về đồ gốm từ Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Kyoto hồi tháng 3/2016 ở cái tuổi 96, sau 11 năm nỗ lực học tập.

Sophia thân mến!

Tôi nhớ có đọc được đâu đó bài học của những người già sống thọ 100 tuổi, một trong những bài học họ khuyên nhủ đó là không được ngừng học hỏi vì kiến thức là vô tận, học không bao giờ thừa.

Những người già còn khuyên chúng ta nên học mọi lúc mọi nơi, dù là ở trường hay ngoài đời, vì nó khiến cuộc sống trở nên thú vị và vui vẻ hơn. Ngoài ra, việc học hỏi sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống, cũng như thích nghi với những thay đổi của công nghệ và thời gian.

Với các trường hợp “sinh viên” cao tuổi kể trên, tôi thấy điểm chung, đó là họ đều khát khao được ngồi trên ghế giảng đường đại học thời còn trẻ, nhưng do điều kiện cũng như nhiều lý do khác nhau cho nên họ đều phải tạm dừng ước mơ này lại. Mặc dù vậy, việc được học đại học vẫn luôn thôi thúc họ để bây giờ khi có đủ điều kiện họ lại tiếp tục theo đuổi dù tuổi đã cao.

Nhớ cái năm tôi rời quân ngũ về nhà, việc đầu tiên là tôi đăng ký học tiếng Anh. Lớp tôi khi đó có rất đông các bác cao tuổi, nhiều người còn đang công tác, một số khác thì đã nghỉ hưu. Trong số đó có một bác cao tuổi nhất (76 tuổi) nhà ở trên phố cổ. Bác quyết tâm đi học vì thấy rằng mình thua thiệt so với lớp trẻ quá, thấy mình khó khăn khi giao tiếp với người nước ngoài. Bác nói rằng phải đến lớp học thế này để học từ chính những người trẻ, để bù lại cái thời thanh niên gian khổ không được học của mình, để có cơ hội nói chuyện được với khách quốc tế đến tham quan phố cổ nơi bác sinh sống.

Tinh thần học tập của những “thí sinh”, những “sinh viên” ở cái tuổi đã lên chức ông,chức bà trong câu chuyện mà tôi vừa kể đúng là rất đáng để chúng ta học tập, vổ vũ. Đó cũng là những minh chứng cụ thể nhất cho câu nói: Học thì không bao giờ muộn cả.

Có phải vậy không Sophia? Xin chào cô, hẹn gặp lại thư sau!

Xuân An

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm