Lớp trưởng nên được gọi là 'chủ tịch' hay 'công bộc'?

17/07/2015 05:56 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Từ sáng qua đã thấy Newsfeed ầm ầm phê phán chuyện gọi lớp trưởng là "chủ tịch".

Thực ra theo mình, gọi là gì không quan trọng, quan trọng là lớp trưởng và các vị "chức sắc" khác trong lớp có giúp được gì cho lớp và cho giáo viên, tóm lại là cho cái chung, không thôi.

Hồi nọ mình có viết một post về kinh nghiệm giáo dục bên này rằng, làm lớp trưởng ở trường Tây thực ra là làm "phục vụ" cho các bạn mà thôi, chẳng có gì to tát cả đâu. Chừng nào chúng ta còn tư duy, cho rằng làm lớp trưởng là làm quan to, là được hưởng các đặc quyền đặc lợi, là dạy cho bọn trẻ quan cách từ nhỏ và do đó, hướng chúng thể hiển đúng như thế, thì chừng đó chúng ta tiếp tục sai lầm.

Nhưng để trở thành lớp trưởng, chúng nó phải tổ chức bầu cử (cô giáo không can thiệp vào tiến trình, mà chỉ xác định ngày và tổ chức kiểm phiếu, với một ban kiểm phiếu do cô giám sát), phải đưa ra một cương lĩnh hành động, dán lên tường lớp ("bầu cho tớ nhé, tớ sẽ chăm sóc các bạn như thế này, như thế kia") và tiến hành bỏ phiếu đàng hoàng. Năm nào lớp con mình cũng tiến hành bầu cử và lớp 30 đứa, mà có đến 10-15 ứng viên. Điều gì đã khiến chúng hăng hái muốn làm lớp trưởng đến thế? Con gái mình, năm nào cũng là ứng viên, nhưng chỉ trúng đến mức cao nhất là lớp phó thôi, giải thích: "Con muốn làm những điều tốt cho tất cả các bạn".


Từ chuyện của lớp con mình ở bên này, mới thấy, thực ra lớp trưởng không phải là quan, mà chỉ là người phục vụ. "Công bộc" của dân được đào tạo từ cấp 1 cấp 2 ở bên này như thế đấy, khi ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã được đưa vào một môi trường mà chúng được thể hiện quyền và trách nhiệm của mình. Đấy không phải là những điều to tát mà "người lớn" hay đọc trong các diễn văn, mà là những điều rất thực tế và giản đơn như vậy thôi.

Tại sao người ta có thể làm được như thế với bọn trẻ? Vì người ta tin chúng, và không coi chúng chỉ là những đứa trẻ".

Trương Anh Ngọc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm