18/04/2022 19:31 GMT+7 | Tin tức 24h
(giaidauscholar.com) - Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 17/4 đến 16 giờ ngày 18/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.012 ca mắc mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 12.011 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.649 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 7.752 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.109 ca), Yên Bái (715 ca), Phú Thọ (700 ca), Nghệ An (638 ca), Vĩnh Phúc (616 ca), Quảng Ninh (589 ca), Thái Nguyên (513 ca), Tuyên Quang (511 ca), Lào Cai (388 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (337 ca), Bắc Kạn (332 ca), Thái Bình (327 ca), Đắk Lắk (323 ca), Gia Lai (285 ca), Hải Dương (274 ca), Quảng Bình (240 ca), Hưng Yên, Bắc Giang (mỗi tỉnh 239 ca), Cao Bằng (202 ca), Nam Định (199 ca), Quảng Nam (197 ca), Hà Giang (193 ca), Hà Tĩnh (191 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (190 ca), Quảng Trị (170 ca), Sơn La (149 ca), Lạng Sơn (148 ca), Lâm Đồng, Hòa Bình (mỗi tỉnh 141 ca), Bình Dương (135 ca), Bắc Ninh (130 ca), Đà Nẵng (122 ca), Đắk Nông (114 ca), Bình Định (100 ca), Quảng Ngãi (99 ca), Hà Nam (98 ca), Thanh Hóa, Lai Châu (mỗi tỉnh 85 ca), Cà Mau (85 ca), Ninh Bình (84 ca), Tây Ninh (80 ca), Vĩnh Long (70 ca), Điện Biên (63 ca), Phú Yên (56 ca), Long An (49 ca), Thừa Thiên - Huế (49 ca), An Giang (31 ca), Bến Tre (30 ca), Khánh Hòa (28 ca), Bình Thuận (23 ca), Bình Phước (21 ca), Kon Tum (20 ca), Kiên Giang (15 ca), Bạc Liêu (13 ca), Trà Vinh (11 ca), Tiền Giang (5 ca), Hậu Giang (4 ca), Đồng Nai, Đồng Tháp (mỗi tỉnh 3 ca), Cần Thơ, Ninh Thuận (mỗi địa phương 2 ca).
Ngày 18/4/2022, Sở Y tế Thanh Hóa đăng ký bổ sung 31.260 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (295 ca), Quảng Ninh (189 ca), Hải Dương (174 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (175 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (128 ca), Quảng Trị (27 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 19.380 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.475.819 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.918 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.468.071 ca, trong đó có 8.938.247 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.534.767 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (606.963 ca), Nghệ An (476.612 ca), Bình Dương (382.811 ca), Bắc Giang (380.590 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 4.218 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 8.941.064 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.008 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 726 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 123 ca; Thở máy không xâm lấn: 32 ca; Thở máy xâm lấn: 124 ca; ECMO: 3 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 13 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 18 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.957 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 17/4 có 154.660 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 209.638.138 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.372.379 liều: Mũi 1 là 71.430.606 liều; Mũi 2 là 68.537.417 liều; Mũi 3 là 1.505.647 liều; Mũi bổ sung là 15.066.717 liều; Mũi nhắc lại là 35.831.992 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.246.233 liều: Mũi 1 là 8.830.892 liều; Mũi 2 là 8.415.341 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 19.526 liều (mũi 1).
Những lưu ý khi cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19
Việt Nam đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Theo các chuyên gia y tế, trước khi thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, phụ huynh nên theo dõi, phát hiện các dấu hiệu không bình thường của trẻ như: Sốt, các triệu chứng hô hấp (ho, thở nhanh... ca), đau đầu, nôn... để thông báo cho cán bộ y tế khi thăm khám, đánh giá cho trẻ em trước khi tiêm.
Đặc biệt, những cháu bé có yếu tố nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 và hoặc kèm theo các triệu chứng hô hấp thì nên theo dõi tiếp tại nhà đề phòng trẻ có nhiễm SARS-CoV-2 chưa phát hiện ra, khi đi tiêm phòng có thể lây nhiễm cho trẻ khác.
Trong quá trình tiêm và sau khi tiêm cần theo dõi trẻ tại nơi tiêm. Phụ huynh nên phối hợp với nhân viên y tế, các thầy cô giáo theo dõi tình trạng trẻ, đồng thời động viên trẻ, tránh để trẻ lo lắng, mất bình tĩnh.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất