Dịch Covid-19 ngày 24/3: TP.HCM chưa cho phép F0 không triệu chứng đi làm nhằm tránh lây lan dịch

24/03/2022 21:28 GMT+7 | Tin tức 24h

(giaidauscholar.com) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.

Ngày 23/3, số ca Covid-19 của cả nước giảm 2.853 ca so với ngày trước đó

Ngày 23/3, số ca Covid-19 của cả nước giảm 2.853 ca so với ngày trước đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16 giờ ngày 22/3 đến 16 giờ ngày 23/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 127.883 ca mắc mới, trong đó 5 ca nhập cảnh; 127.878 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.853 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 89.186 ca trong cộng đồng).

 

Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY

 

Tiếp tục cập nhật

 

TP.HCM chưa cho phép F0 không triệu chứng đi làm nhằm tránh lây lan dịch

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/3, lý giải việc thành phố chưa cho F0 đi làm lại như một số tỉnh, thành phố khác, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các F0 vẫn là người bệnh và cần điều trị tại nhà hoặc bệnh viện. Thực tế thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh có số ca tử vong giảm ở mức thấp nhưng số ca nặng chưa giảm bền vững mà lên xuống liên tục. Do đó, nếu số ca mắc COVID-19 tăng, chắc chắn ca nặng, ca tử vong sẽ tăng, đó là kinh nghiệm Thành phố rút ra từ các đợt dịch trước đây.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Sở Y tế chỉ tham mưu phương án ứng phó với dịch COVID-19, còn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quyết định, nên sau khi đánh giá số ca mắc COVID-19 mới, số ca nặng, ca tử vong, Sở Y tế đã tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho phép F1 đi làm nếu đáp ứng một số điều kiện.

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) phân tích thêm, hiện nay UBND Thành phố Hồ Chí Minh nói rõ, F1 được đi làm khi đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 3 tháng. Ngoài ra, thành phố cũng đưa ra những điều kiện bắt buộc mà F1 phải tuân thủ khi đi làm trực tiếp lại, để tránh nguy cơ lây nhiễm. 

"Bộ Y tế đề xuất cho F0 đi làm nhưng chỉ trong 2 tình huống và kèm theo một số điều kiện đặc biệt. Cụ thể, trên tinh thần tự nguyện, F0 có thể làm việc trực tuyến hoặc làm việc ở khu điều trị F0, thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng, chống lây nhiễm", ông Nguyễn Hồng Tâm nói.

Bên cạnh đó, tại trường học, cơ sở giáo dục, các trường hợp F1 sẽ được xác định dựa trên hướng dẫn xác định F0, F1 của Bộ Y tế. Ngoài ra, các trường học, cơ sở y tế sẽ xác định F1 dựa trên chỗ ngồi trong lớp cùng các hoạt động khác trong quá trình học tập trực tiếp.

Về vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt miễn dịch cộng đồng và coi COVID-19 là "bệnh lưu hành" được hay chưa, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho rằng, theo Nghị quyết của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế rà soát, đánh giá các tiêu chí cấp độ dịch, quy định quản lý người nhiễm để đánh giá tình hình, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

Hiện Bộ Y tế đã trao đổi với các chuyên gia trong nước và Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ về vấn đề này và có 4 nhận định quan trọng. Cụ thể, dịch COVID-19 trong nước đã ghi nhận tại các tỉnh, thành phố, như vậy dịch tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp giữa đại dịch và dịch lưu hành. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc chưa ổn định, có sự khác biệt lớn giữa các địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố đã từng có tỷ lệ nhiễm cao và những địa phương mới có sự gia tăng. Đồng thời, số ca tử vong theo ngày còn cao so với các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong hàng đầu trước đây. Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron và cả biến thể phụ BA.1, BA.2, các biến thể này có khả năng né miễn dịch, gây tái nhiễm. 

“Các tổ chức kết luận, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch COVID-19 là bệnh lưu hành, cần tiếp tục phối hợp với WHO và các tổ chức y tế khác theo dõi tình hình, cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để tham mưu Thủ tướng quyết định COVID-19 là bệnh đặc hữu hay còn gọi là bệnh lưu hành vào thời điểm phù hợp”, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nói.

Theo thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 tại Cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu đã chính thức ngưng hoạt động 10 ngày qua. Công tác bàn giao đang được thực hiện và hoàn thành vào ngày 30/4/2022. Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 vẫn duy trì hoạt động khám chữa bệnh và chưa bao giờ ngưng tiếp nhận bệnh nhân. Mỗi ngày có khoảng 1.200 đến 1.300 bệnh nhân ngoại trú đến khám, tầm soát bệnh tại đây.

Về tình hình dịch COVID-19, trong ngày 24/3, Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị 4.274 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 275 bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, 84 bệnh nhân nặng đang thở máy, 5 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Ngày 24/3, cả nước ghi nhận 120.000 ca mắc, giảm 7.886 ca so với ngày trước đó

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 23/3 đến 16h ngày 24/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh; 119.992 ca ghi nhận trong nước (giảm 7.886 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 84.819 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (12.485 ca); Đắk Lắk (4.463 ca); Bắc Ninh (4.292 ca); Phú Thọ (4.277 ca); Nghệ An (4.184 ca); Yên Bái (3.995 ca); Bắc Giang (3.991 ca); Lào Cai (3.974 ca); Lạng Sơn (3.738 ca); Hải Dương (3.459 ca); Thái Bình (3.235 ca); Quảng Bình (3.046 ca); Sơn La (2.953 ca); Vĩnh Phúc (2.887 ca); Bình Dương (2.857 ca); Hà Giang (2.838 ca); Thái Nguyên (2.794 ca); Quảng Ninh (2.669 ca); Cà Mau (2.440 ca); Hưng Yên (2.424 ca); Bình Định (2.422 ca); Hòa Bình (2.398 ca); Tuyên Quang (2.293 ca); Bến Tre (2.132 ca); Điện Biên (2.050 ca); Quảng Trị (1.945 ca); Lâm Đồng (1.927 ca); Vĩnh Long (1.829 ca); Lai Châu (1.800 ca); Cao Bằng (1.789 ca); Hà Nam (1.659 ca); Bắc Kạn (1.619 ca); Kon Tum (1.494); Tây Ninh (1.485); Ninh Bình (1.296 ca); Bình Phước (1.258 ca); Thành phố Hồ Chí Minh (1.241 ca); Nam Định (1.120 ca); Phú Yên (1.059 ca); Trà Vinh (1.047 ca); Hà Tĩnh (998 ca); Đắk Nông (873 ca); Thanh Hóa (848 ca); Bà Rịa - Vũng Tàu (838 ca); Quảng Ngãi (792 ca); Khánh Hòa (730 ca); Đà Nẵng (678 ca); Thừa Thiên - Huế (677 ca); Hải Phòng (635 ca); Bình Thuận (528 ca); Quảng Nam (350 ca); Bạc Liêu (218 ca); Đồng Nai (179 ca); Kiên Giang (179 ca); An Giang (161 ca); Long An (142 ca); Cần Thơ (86 ca); Sóc Trăng (61 ca); Đồng Tháp (51 ca); Hậu Giang (50 ca); Ninh Thuận (28 ca); Tiền Giang (26 ca).

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Lực lượng y tế xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Các địa phương ghi nhận số ca mắc nhiều nhất so với ngày trước đó gồm: Phú Thọ giảm 1.030 ca; Bến Tre giảm 738 ca; Vĩnh Phúc giảm 690 ca. 

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bình Dương tăng 1.400 ca; Đắk Lắk tăng 984 ca; Ninh Bình tăng 264 ca. 

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là: 137.890 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 8.599.751 ca mắc, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 87.002 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số mắc ghi nhận trong nước là 8.592.064 ca, trong đó có 4.823.207 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.229.590 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (588.151 ca), Bình Dương (367.835 ca), Nghệ An (364.680 ca), Hải Dương (329.557 ca).

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN

Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế (địa chỉ cdc. kcb. vn)  cho thấy, trong ngày 24/3 đã có 164.754 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân được chữa khỏi ở nước ta lên 4.826.024 trường hợp. 

Hiện có 3.650 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó 2.946 ca thở ô xy qua mặt nạ; 355 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 69 ca thở máy không xâm lấn; 286 ca thở máy xâm lấn; 4 ca ECM. 

Từ 17h30 ngày 23/3 đến 17h30 ngày 24/3 ghi nhận 70 ca tử vong. Trong đó,  tại Thành phố Hồ Chí Minh vó ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1 ca), Bình Phước (1 ca).

Số ca tử vong ở các địa phương khác gồm: Đồng Nai (10 ca trong 2 ngày); Cà Mau (6 ca trong 2 ngày); Hà Nội,  Kiên Giang (đều 5 ca); Gia Lai,  Phú Yên (đều 4 ca trong 2 ngày); Bến Tre, Quảng Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Long (đều 3 ca); Cao Bằng, Hậu Giang (đều 2 ca); Khánh Hòa (2 ca trong 2 ngày); An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Thái Nguyên,  Thanh Hóa, Trà Vinh, Yên Bái (đều 1 ca).

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 66 ca.

Số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.145 ca, chiếm 0,5% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện được 37.597.338 mẫu xét nghiệm tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 131.548 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 23/3 có 1.077.314 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 204.221.688 liều.  Trong đó, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.114.200 liều: mũi 1 là 71.192.173 liều; mũi 2 là 67.949.355 liều; mũi 3 là 1.498.963 liều; mũi bổ sung là 14.778.415 liều; mũi nhắc lại là 31.695.294 liều.

Tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.107.488 liều: mũi 1 là 8.771.793 liều; mũi 2 là 8.335.695 liều.

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Các bác sĩ, điều dưỡng làm việc không kể ngày đêm để theo dõi và điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Ảnh: TTXVN phát

* Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Bộ Y tế cũng tiếp tục phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao và các đơn vị liên quan triển khai cấp hộ chiếu vaccine điện tử trên toàn quốc. 

Đồng thời, Bộ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn; tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

TP HCM chính thức cho F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được đi học, đi làm

Sáng 24/3, UBND TP HCM đã có văn bản khẩn số 882/UBND-VX hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1) được đi làm, học tập.

Cụ thể, đối với trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng ba tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học.

Tuy nhiên, với những trường hợp này, UBND yêu cầu đồng thời phải chấp hành nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần cuối cùng với F0, thực hiện test nhanh vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Nhân viên y tế khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine mũi 3 cho người dân

Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi làm việc, học tập bằng phương tiện cá nhân.

Đồng thời, F1 phải thực hiện phòng chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không dùng chung vật dụng cá nhân trong quá trình sinh hoạt, làm việc, học tập.

F1 cũng cần tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, …) trong gia đình, tại nơi làm việc, học tập. Và phải khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID.

TP.HCM: F1 tiêm đủ liều vaccine hoặc từng mắc COVID-19 được phép đi làm, đi học

Đối với trường hợp F1 đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học. Đây là một trong những nội dung chính trong văn bản hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1) đi làm, học tập được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 24/3.

Để thực hiện nội dung trên, F1 đồng thời phải chấp hành nghiêm các quy định như tự theo dõi sức khoẻ ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối với F0, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên, do bản thân hoặc người chăm sóc tự thực hiện hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện).

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Cán bộ y tế xử lý mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: TTXVN

Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không dùng chung vật dụng cá nhân trong sinh hoạt, làm việc, học tập. Ngoài ra, tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19) trong gia đình, tại các nơi làm việc, học tập...; khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid.

Trước tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được kiểm soát và hầu hết người trên 12 tuổi đã được tiêm vaccine, đa số các trường hợp mắc COVID-19 không thuộc nhóm nguy cơ đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh sau đó, để hạn chế việc gián đoạn đối với các hoạt động của đời sống như sản xuất, kinh doanh, đi học, quản lý, chăm sóc y tế... do phải cách ly các F1 theo quy định trước đây, trong khi chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế, nhằm thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, Ủy ban nhân dân Thành phố hướng dẫn các biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần như trên. 

UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, triển khai nội dung văn bản này đến tất cả cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện đồng bộ, thống nhất trên địa bàn Thành phố cho đến khi có hướng dẫn mới.

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 24 3, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong vì covid
Khu vực cách ly. Ảnh minh họa: TTXVN

Sáng 24/3: Còn hơn 3.700 F0 nặng đang điều trị; Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị thế nào?

Theo Bộ Y tế đến nay cả nước đã có hơn 4,66 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị hiện có hơn 3.700 ca nặng; 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình phòng chống dịch COVID-19; Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị thế nào?

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

 Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.479.751 ca mắc mới COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 85.790 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.472.072 ca, trong đó có 4.658.453 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.217.105), TP. Hồ Chí Minh (586.910), Bình Dương (364.978), Nghệ An (360.496), Hải Dương (326.098).

Ngày 23/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 127.883 ca COVID-19 mới, giảm 2.853 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 89.186 ca trong cộng đồng). Đây cũng là ngày thứ 7 liên tiếp Việt Nam ghi nhận số ca mắc mới giảm so với 24 giờ trước đó.

Chú thích ảnh
Theo Bộ Y tế đến nay cả nước đã có hon 4,66 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh

5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 nhiều nhất trong ngày là: Hà Nội (13.005), Phú Thọ (5.307), Nghệ An (4.425), Lạng Sơn (4.408), Bắc Ninh (4.398); có 36 tỉnh, thành phố khác ghi nhận ca mắc mới từ 1.000- 4.200 ca.

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23/3 là 192.465 ca ( nhiều hơn 64.000 ca so với số mắc mới), nâng tổng số khỏi ở Việt Nam đến nay là 4.661.270 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.764 ca, trong đó:  Thở ô xy qua mặt nạ: 3.171 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 228 ca; Thở máy không xâm lấn: 71 ca; Thở máy xâm lấn: 289 ca; ECMO: 5 ca

Số bệnh nhân tử vong trong ngày 23/3 là 61 thấp hơn so với các ngày trước đó. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 67 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.075 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 203.144.374 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 186.055.910 liều: Mũi 1 là 71.182.239 liều; Mũi 2 là 67.931.682 liều; Mũi 3 là 1.498.912 liều; Mũi bổ sung là 14.768.292 liều; Mũi nhắc lại là 30.674.785 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.088.464 liều: Mũi 1 là 8.764.950 liều; Mũi 2 là 8.323.514 liều.

Chú thích ảnh
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 203.144.374 liều. Ảnh: TTXVN

12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ Y tế, Chương trình phòng chống dịch COVID-19 được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 – 2023 đưa ra mục tiêu tổng quát là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, 4.  và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình đưa ra 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu này gồm:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống dịch COVID-19

2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19.

3. Nhiệm vụ, giải pháp về y tếTiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

5. Bảo đảm an sinh xã hộ

6. Bảo đảm tài chính, hậu cần:

7. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân.

8. Thực hiện hiệu quả công tác dân vận và huy động xã hội,.

9. Đẩy mạnh truyền thông, công nghệ thông tin:

10. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế

11. Tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm.

12. Cập nhật, xây dựng và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch COVID-19

Bắc Giang: Cho phép mở lại quán karaoke từ ngày 25/3

Hiện nay, hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được kiểm soát tốt, số ca mắc đang giảm dần; tỷ lệ tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ 12 tuổi trở lên trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt xấp xỉ 100%, để đảm bảo thực hiện thành công "mục tiêu kép", UBND UBND tỉnh cho phép các hoạt động trở lại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong điều kiện bình thường mới.

Theo đó, cho phép các hoạt động kinh doanh dịch vụ Games online, karaoke hoạt động trở lại kể từ 00 giờ ngày 25/3/2022.

Tuy nhiên, UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định. Người kinh doanh, phục vụ và tham gia dịch vụ phải được tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Chú thích ảnh
Trẻ em đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào?

Theo PGS.TS Trần Minh Điển- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19.

Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sau khi khỏi bệnh sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ… Đây là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.

Tuy không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Ví dụ như một em bé đến khám vì ho kéo dài, sụt cân sau mắc COVID-19, trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh lao phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.

Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sĩ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại.

Nếu cần thiết có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sĩ chuyên khoa khác nhau.

Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ.

Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau mắc COVID-19 sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trẻ ho sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tâm bệnh…

Lưu ý chỉ làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết khi có biểu hiện triệu chứng, không chỉ định tổng thể (gói) quá nhiều xét nghiệm cho trẻ em.

Nguyên tắc trong điều trị bao gồm: Cần phối hợp nhiều chuyên khoa; Chẩn đoán bằng phương pháp loại trừ và điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và tự điều chỉnh.

Theo Suckhoedoisong.vn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm