Hết tiền đưa người lên vũ trụ, Mỹ phải 'lụy đò' người Nga

06/08/2015 12:14 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) -  Bỏ qua mối quan hệ căng thẳng, ngày 5/8, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tiếp tục hợp tác với Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) với việc ký tiếp hợp đồng thuê đơn vị này đưa các phi hành gia Mỹ lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Được biết giá trị bản hợp đồng này là khoảng 500 triệu USD.

NASA cho hay hợp đồng này có hiệu lực đến hết năm 2019, gia hạn một văn kiện hai bên đã ký trước đó và sẽ hết hiệu lực vào năm 2017. Theo hợp đồng gia hạn này, khoản tiền 490 triệu USD gồm chi phí đưa 6 phi hành gia của Mỹ lên ISS bằng tên lửa Soyuz. Với chi phí này, mỗi chỗ ngồi trên Soyuz có giá lên tới hơn 80 triệu USD.

Mỗi chỗ ngồi trên "chuyến đò" Soyuz, Mỹ phải chi 80 triệu USD

Lý giải cho quyết định trên, phía NASA chỉ rõ nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc giới lập pháp Mỹ không rót đủ kinh phí cho "Chương trình Đội bay thương mại" (Commercial Crew Program), một kế hoạch gồm nhiều giai đoạn nhằm hiện thực hóa tham vọng của Mỹ là đến năm 2017 triển khai các chuyến bay bằng tàu vũ trụ do Mỹ sản xuất.

Sự thiếu hụt tài chính đã khiến các công ty hàng đầu của Mỹ như Boeing hay SpaceX trong 5 năm qua gặp khó khăn khi sản xuất tàu vũ trụ. Điều này đã buộc NASA tiếp tục viện đến sự hợp tác của đối tác Nga. Tổng chí phí cho các giai đoạn thực hiện của "Commercial Crew Program" ước tính lên tới 1,24 tỷ USD.

Chương trình "Commercial Crew Program" (ước tính 1,24 tỷ USD) của Mỹ để đưa người lên vũ trụ

Trong một bức thư gửi Quốc hội Mỹ, người đứng đầu NASA Charles Bolden cho biết cơ quan này đã từng kỳ vọng thực hiện các chuyến bay lên vũ trụ vào năm 2017. Tuy nhiên việc các nghị sỹ nói "Không".

Ngân sách tài khóa năm 2016 do Tổng thống Barack Obama đề xuất, trong đó có khoản ngân sách dành cho chương trình phát triển trên, đã ảnh hưởng đến kế hoạch đưa các nhà du hành vũ trụ nước này lên không trung trong tương lai.

Sau khi kết thúc chương trình phát triển tàu con thoi vào tháng 7/2012, NASA đã hợp tác với Nga trong việc đưa phi hành gia Mỹ lên vũ trụ. Việc gia hạn hợp đồng với Roscosmos được thực hiện trong bối cảnh quan hệ Nga -Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Phía Mỹ đã cấm các công ty nước này mua các động cơ tên lửa do Nga sản xuất, trong đó có động cơ RD-180 trang bị cho 5 tên lửa đẩy Altas của hãng United Launch Alliance.

TTXVN


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm