Ngày 4/12 ghi nhận 13.998 ca Covid-19 mới, một nửa số ca cộng đồng

04/12/2021 19:00 GMT+7 | Tin tức 24h

(giaidauscholar.com) - Tính từ 16h ngày 03/12 đến 16h ngày 04/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.998 ca nhiễm mới.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn thêm 3 tháng không ảnh hưởng đến chất lượng vaccine

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn thêm 3 tháng không ảnh hưởng đến chất lượng vaccine

Chiều tối 2/12, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã trả lời báo giới nhiều vấn đề liên quan đến tình hình dịch COVID-19 và việc gia hạn các lô vaccine Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng.

Cụ thể, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.998 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.993 ca ghi nhận trong nước (tăng 332 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.402 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.636), Cần Thơ (998), Tây Ninh (787), Bến Tre (762), Bình Thuận (626), Đồng Tháp (624), Bà Rịa - Vũng Tàu (620), Cà Mau (568), Bạc Liêu (565), Bình Phước (562), Vĩnh Long (552), Kiên Giang (498), Khánh Hòa (467), Hà Nội (455), Đồng Nai (433), Thừa Thiên Huế (335), An Giang (319), Bình Dương (319), Trà Vinh (301), Hậu Giang (288), Tiền Giang (209), Bình Định (203), Gia Lai (180), Hà Giang (140), Bắc Ninh (119), Đắk Nông (116), Đà Nẵng (104), Thanh Hóa (103), Long An (91), Thái Nguyên (82), Hải Phòng (81), Ninh Thuận (76), Hưng Yên (65), Nghệ An (61), Quảng Nam (59), Hải Dương (55), Phú Yên (52), Phú Thọ (49), Vĩnh Phúc (44), Đắk Lắk (42), Quảng Ngãi (41), Yên Bái (40), Nam Định (39), Quảng Trị (34), Thái Bình (27), Quảng Bình (25), Tuyên Quang (25), Hà Tĩnh (21), Hòa Bình (20), Quảng Ninh (20), Bắc Giang (20), Lào Cai (11), Hà Nam (8 ), Cao Bằng (8 ), Ninh Bình (6), Sơn La (1), Bắc Kạn (1).

Chú thích ảnh
Khu vực cách ly y tế phường Nguyễn Du - Hà Nội

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-336), Đắk Lắk (-129), Hải Phòng (-117). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+325), Bạc Liêu (+231), Thừa Thiên Huế (+207). - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.784 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.294.778 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.135 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.289.511 ca, trong đó có 1.004.749 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. + Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu. + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (476.818), Bình Dương (283.908), Đồng Nai (89.159), Long An (38.607), Tây Ninh (31.691).

Chú thích ảnh
Hà Nội: Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Nguyễn Du

Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.107 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.007.566 ca 2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.788 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.547 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.377 ca; Thở máy không xâm lấn: 185 ca; Thở máy xâm lấn: 665 ca; ECMO: 14 ca 3.

Số bệnh nhân tử vong: - Từ 17h30 ngày 03/12 đến 17h30 ngày 04/12 ghi nhận 203 ca tử vong tại: + Tại TP. Hồ Chí Minh (75) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (6), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Tiền Giang (1). + Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (20), Bình Dương (18), Cần Thơ (15), Đồng Nai (13), Tiền Giang (10), Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (5), Đồng Tháp (5), Vĩnh Long (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Khánh Hoà (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (2), Trà Vinh (2), Quảng Ninh (1), Đắk Lắk (1), Bình Phước (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 196 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.061 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong ngày 03/12 có 991.961 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 126.846.771 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.155.299 liều, tiêm mũi 2 là 53.691.472 liều. 

Đại diện WHO tại Việt Nam: Vaccine là biện pháp hiệu quả nhất, kể cả với biến thể Omicron

Ngày 4/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến tăng cường công tác an toàn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tới điểm cầu các cơ sở y tế trong cả nước.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, tiêm vaccine đóng vai trò then chốt trong ngăn ngừa dịch bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm vaccine là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất trong kiểm soát dịch bệnh, kể cả với các biến thể mới như Delta hay Omicron. Vì thế WHO khuyến cáo các quốc gia cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine.

Tại Việt Nam, tính tới sáng 4/12, gần 127 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm, tỷ lệ bao phủ mũi 1 là 93% cho người từ 18 tuổi trở lên, mũi 2 là hơn 70%.

Việt Nam cũng đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi và có kế hoạch và hướng dẫn tiêm mũi tăng cường (mũi bổ sung) cho một số nhóm đối tượng được khuyến cáo.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Đinh Văn Nhiều-TTXVN

Tại Việt Nam, công tác an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo sự thành công của chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, tim mạch, huyết học, dược….

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ: Cập nhật, sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; Xây dựng Hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; chỉ đạo xử trí cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Cùng với đó, tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; nghiên cứu, phân tích, đánh giá điều trị các ca bệnh sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; tổ chức giám sát, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19…

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, khi có sự cố trong tiêm chủng xảy ra ở bất kỳ cấp độ nào, hội đồng chuyên môn y tế các cấp đã họp, đánh giá, đưa ra những kết luận kịp thời.

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine cho trẻ em. Ảnh: K GỬIH –TTXVN

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhắc lại "những sự cố đau thương" xảy ra gần đây như vụ 4 công nhân ở Thanh Hóa, 3 trẻ em ở Hà Nội, Bắc Giang và Bình Phước tử vong sau tiêm vaccine COVID-19, đồng thời lưu ý, bên cạnh việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới sốc phản vệ và các biện pháp cấp cứu tại các cơ sở tiêm chủng, Hội nghị là dịp để các đơn vị y tế củng cố kiến thức, tăng cường năng lực, tổ chức hệ thống cấp cứu, xử trí để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh, 5 công cụ hiệu quả để kiểm soát dịch COVID-19 gồm: Vaccine; các biện pháp y tế công cộng – xã hội (như 5K của Việt Nam); quản lý ca bệnh, quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân; giám sát và kiểm soát đường biên giới. Trong số các công cụ này, bao phủ vaccine ở các quần thể dân số phù hợp được coi là biện pháp có thể tạo ra sự thay đổi toàn bộ cục diện. Cùng với các biện pháp 5K (như ở Việt Nam), đây là biện pháp hiệu quả nhất cứu sống con người trong đại dịch.

Theo Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, hiện số ca mắc COVID-19 đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của biến thể mới như Omicron, khiến chúng ta lo lắng hơn. "Vaccine là công cụ quan trọng nhất để vượt qua sự lo lắng này", Tiến sĩ Kidong Park nêu rõ.

Ông Kidong Park cũng bày tỏ ấn tượng với Việt Nam về tiến bộ trong gia tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các quần thể dân số phù hợp. Ông nhấn mạnh việc cùng với tăng tốc độ, điều quan trọng là đảm bảo an toàn tiêm chủng. "Chúng tôi cam kết tăng cường hệ thống quản lý các biến cố bất lợi sau tiêm chủng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Việt Nam để đảm bảo chương trình tiêm vaccine COVID-19 được thực hiện thành công".

Chú thích ảnh
Phòng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, để đảm bảo mục tiêu cao nhất là an toàn tiêm chủng, từ khi chuẩn bị tiếp nhận những lô vaccine đầu tiên tới nay, Bộ Y tế và ngành Y tế liên tục tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn an toàn tiêm chủng cho toàn tuyến với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về vaccine, cấp cứu, hồi sức, tim mạch…

Từ tháng 3/2021 đến nay, Bộ Y tế có 5 lần cập nhật, sửa đổi hướng dẫn sàng lọc trước tiêm, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Bên cạnh đó, trong chẩn đoán, điều trị và quản lý, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine COVID-19…

Chương trình có sự tham gia của chuyên gia WHO văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương, chia sẻ kinh nghiệm của WHO trong việc xử trí sốc phản vệ, ngất do phản xạ thần kinh phế vị cũng như các vấn đề liên quan điều tra chùm ca biến cố bất lợi sau tiêm chủng.

Tại Hội nghị, các báo cáo viên trong nước chia sẻ và hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho đối tượng người lớn và trẻ em, hướng dẫn xử trí cấp cứu, chuyển tuyến và điều trị đối với trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng.

PV - TTXVN. Ảnh: TTXVN phát

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm