Tình hình Nga - Ukraine ngày 31/3: Nga sẽ hỗ trợ lĩnh vực hàng không nội địa 1,25 tỷ USD

31/03/2022 22:41 GMT+7 | Tin tức 24h

(giaidauscholar.com) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) cập nhật những thông tin mới nhất về những diễn biến trong quan hệ Nga-Ukraine. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.

Theo dòng sự kiện: Bước tiến quan trọng cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine

Theo dòng sự kiện: Bước tiến quan trọng cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine

Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) không kéo dài sang ngày 30/3 như kế hoạch ban đầu.

 

Đọc thêm các thông tin về tình hình Nga - Ukraine TẠI ĐÂY

 

(Tiếp tục cập nhật)

 

Mỹ công bố trừng phạt mới nhằm vào các công ty công nghệ của Nga

Ngày 31/3, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo các lệnh trừng phạt mới nhằm vào một loạt công ty công nghệ của Nga, trong đó có nhà sản xuất chip lớn nhất nước này. Đây là những biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhất của Mỹ do căng thẳng Nga - Ukraine.   

Thông báo của bộ trên nêu rõ đã áp đặt trừng phạt đối với 21 thực thể và 13 cá nhân, trong đó có công ty chứng khoán Mikron, nhà sản xuất và xuất khẩu các thiết bị vi điện tử lớn nhất và nhà sản xuất chip lớn nhất của Nga. Bộ trên cũng mở rộng các trừng phạt sang các lĩnh vực hàng không vũ trụ, hàng hải và điện tử.   

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, nga & ukraine, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Máy bay của Hãng hàng không Nga Aeroflot cất cánh từ sân bay Sheremetyevo ở ngoại ô Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẽ hỗ trợ lĩnh vực hàng không nội địa 100 tỷ ruble (1,25 tỷ USD) để ứng phó với các hậu quả của các trừng phạt quốc tế.   

Phát biểu kết thúc một hội nghị với các đại diện của các hãng hàng không và nhà sản xuất máy bay của Nga, ông Putin cho biết các chuyến bay nội địa cũng sẽ được nhận trợ cấp của chính phủ trong năm 2022.

Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble

Ngày 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài phải thanh toán bằng đồng ruble để mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 tới và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện. 

Theo hãng tin Reuters, trong tuyên bố của mình, Tổng thống Putin nêu rõ: "Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng ruble trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày mai (1/4)". Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là lỗi từ phía người mua.  

Trong phản ứng của mình, Đức và Pháp đã bác bỏ yêu cầu của Nga rằng các quốc gia châu Âu phải trả tiền cho khí đốt bằng đồng ruble, cho rằng điều này là hành vi vi phạm hợp đồng.  

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, nga & ukraine, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Trạm nén khí của Hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2, cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, tại Lubmin (Đức). Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết ông vẫn chưa thấy sắc lệnh mới được Tổng thống Putin, đồng thời nói thêm rằng Đức đã chuẩn bị cho mọi tình huống, bao gồm cả việc ngừng dòng vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.     

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng cho biết Pháp và Đức đã bác bỏ yêu cầu của Nga.    

Trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1991, Tổng thống Putin ngày 23/3 đã đáp trả lại phương Tây bằng yêu cầu thanh toán khí đốt của nước này bằng đồng ruble.     

Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin ngày 30/3 cho biết gần như toàn bộ năng lượng và các mặt hàng xuất khẩu của Nga có thể được định giá bằng đồng ruble. Ông Volodin cho rằng sẽ đúng đắn khi mở rộng danh sách hàng hóa xuất khẩu bằng đồng ruble của nước này, bao gồm cả ngũ cốc, dầu mỏ và gỗ.       

Các nước châu Âu, khu vực nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga và thanh toán chủ yếu bằng đồng euro, cho biết Tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga không có quyền thay đổi hợp đồng. Nga xuất khẩu hàng trăm tỷ USD khí tự nhiên sang châu Âu mỗi năm. Gazprom cho biết đồng euro chiếm 58% các giao dịch xuất khẩu của tập đoàn này, trong khi đồng USD chiếm 39% và đồng bảng Anh chiếm khoảng 3%.     

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, các nhân viên điều tra chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) đã khám xét các văn phòng của Gazprom ở Đức do nghi ngờ rằng tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga đã tìm cách nâng giá trái phép ở châu Âu.     

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết ngày 29/3, các nhóm điều tra đã tiến hành thanh tra không báo trước tại văn phòng của một số công ty ở Đức hoạt động trong lĩnh vực cung ứng và dự trữ khí đốt tự nhiên, trong đócó Gazprom Germania GmbH và Wingas GmbH thuộc Tập đoàn Gazprom của Nga.     

EC hiện đang xem xét các cáo buộc cho rằng Gazprom chèn ép khách hàng châu Âu bằng cách hạn chế nguồn cung, khiến giá tăng vọt.

Nga cho rằng hiện chưa phải thời điểm thích hợp cho lệnh ngừng bắn    

Ngày 31/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết về nguyên tắc, Ankara sẵn sàng đóng vai trò là nước bảo lãnh an ninh cho Ukraine, nhưng cần làm việc cụ thể về các chi tiết cho một định dạng như vậy.        

Trong tuyên bố của mình, ông Erdogan cho biết các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev tại Istanbul đã tạo "động lực đáng kể" cho tiến trình chấm dứt xung đột. Ông cho biết sẽ nhắc lại lời đề nghị tổ chức một cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin.       

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, nga & ukraine, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người dân Ukraine sơ tán từ thành phố Mariupol tới Zaporizhzhia, ngày 29/3/2022. Ảnh: AFP/TTXV

Tổng thống Erdogan cũng cho biết về nguyên tắc, Thổ Nhĩ Kỳ có thể và sẵn sàng là một trong những quốc gia bảo lãnh cho việc đảm bảo an ninh của Ukraine. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh mọi chi tiết của vấn đề này cần phải được làm rõ. Ông đồng thời nhấn mạnh quyết định của Nga về việc giảm quy mô chiến dịch quân sự gần thành phố Kiev và Chernihiv của Ukraine là "thực sự quan trọng".   

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có chung đường biên giới trên biển với Ukraine và Nga ở Biển Đen. Ankara có quan hệ tốt với cả Moskva và Kiev và đã đề nghị làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữa 2 bên. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Ukraine trong khi phản đối các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Ngày 29/3 vừa qua, các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên sau nhiều tuần giữa Nga và Ukraine đã diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.    

Trong khi đó, phát biểu họp báo cùng ngày, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây, nhà lãnh đạo Nga đã nói rằng hiện vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để có được một lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Thủ tướng Draghi cũng cho biết ông Putin đã nói rằng các hợp đồng khí đốt hiện tại vẫn còn hiệu lực và các công ty châu Âu sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro và USD, thay vì bằng đồng ruble của Nga.

Nga tái bố trí lực lượng gần Kiev và Chernihiv, rút khỏi Chernobyl        

Ngày 30/3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhận định rằng ông không thấy có dấu hiệu "đột phá" trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.         

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong trả lời phỏng vấn báo giới, Ngoại trưởng Le Drian nói rõ xung đột vấn tiếp diễn và hiện tại chưa có đột phá hay bất cứ điều gì mới. Quan chức ngoại giao hàng đầu của Pháp khẳng định Paris sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về cách thức đảm bảo an ninh cho quốc gia Đông Âu này. Ông nhấn mạnh rằng cần có một cuộc đàm phán thực sự, đồng thời hối thúc Nga và Ukraine tổ chức một cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước.        

Trong vòng đàm phán trực tiếp vừa qua với Ukraine ở Istanbul, các nhà đàm phán của Nga cho biết Moskva sẽ giảm các hoạt động quân sự ở miền Bắc Ukraine và xung quanh Kiev.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, nga & ukraine, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu trong cuộc họp báo ở Kuwait City, Kuwait ngày 29/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 30/3, ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, cho biết Nga đang tái bố trí lực lượng từ các hướng Kiev và Chernihiv, ở miền Trung và miền Bắc Ukraine, tới các khu vực miền Đông nước này. Ông Danilov nêu rõ một số binh sĩ, vốn từng ở khu vực gần Chernihiv và Kiev, đang được tái triển khai, trong đó một bộ phận đang di chuyển về các vùng lãnh thổ Kharkov và Donetsk.   

Trong một thông báo cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng xác nhận thông tin Nga bắt đầu tái bố trí dưới 20% các lực lượng được triển khai quanh Kiev. Bên cạnh đó, một quan chức bộ này cho biết các lực lượng Nga cũng đã bắt đầu rút khỏi Chernobyl, cơ sở hạt nhân không còn hoạt động, và di chuyển về phía Belarus.

Nga thông báo lệnh ngừng bắn tại Mariupol để sơ tán dân thường

Ngày 30/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo một lệnh ngừng bắn cục bộ vào ngày 31/3 nhằm tạo điều kiện sơ tán dân thường khỏi Mariupol - thành phố cảng của Ukraine.  

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hành lang nhân đạo từ Mariupol tới Zaporizhzhia, thông qua cảng Berdiansk do Nga kiểm soát, sẽ được mở từ 10h ngày 31/3 (giờ địa phương, tức 14h theo giờ Hà Nội). Thông báo nêu rõ để hoạt động nhân đạo này diễn ra thành công, phía Nga đề nghị có sự tham gia trực tiếp của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC). 

Bộ Quốc phòng Nga cũng đề nghị Kiev đảm bảo "tôn trọng vô điều kiện" lệnh ngừng bắn thông qua thông báo bằng văn bản cho phía Nga, UNHCR và ICRC trước 6h sáng 31/3 (tức 10h cùng ngày theo giờ Hà Nội). Moskva cũng kêu gọi quân đội Ukraine cam kết đảm bảo an ninh cho các đoàn xe buýt dọc theo hành lang nhân đạo.

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, nga & ukraine, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Người tị nạn Ukraine đợi tàu đến Balan tại thành phố Lviv, Ukraine, ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm đã nhất trí với đề xuất của Kiev về việc mở thêm 4 hành lang nhân đạo mới trong vòng 24 giờ qua từ Mariupol đến Zaporizhzhia.

Cùng ngày, phóng viên TTXVN tại Nga dẫn lời người đứng đầu vùng lãnh thổ Donetsk ở miền Đông Ukraine Denis Pushilin cho biết 140.000 người đã rời thành phố cảng Mariupol của Ukraine để đến Nga kể từ khi thành phố này bị bao vây. Ước tính, còn khoảng 170.000 người vẫn bị mắc kẹt trong thành phố có hơn 400.000 dân này, trong khi 290.000 người đã đi sơ tán.

Nga và Ukraine tiếp tục hòa đàm vào ngày 1/4

Ngày 30/3, nhà đàm phán Ukraine David Arakhamia cho biết nước này và Nga sẽ nối lại đàm phán hòa bình dưới hình thức trực tuyến vào ngày 1/4 sau vòng đàm phán mới đây tại Thổ Nhĩ Kỳ.  

Trong một thông điệp đăng trên mạng, quan chức cấp cao Ukraine này nói rõ Kiev đã gợi ý về một cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước, song Nga phản hồi rằng cần giải quyết dứt điểm nhiều vấn đề hơn nữa liên quan tới bản dự thảo hiệp ước.     

Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga vẫn đang diễn ra và "ở thời điểm hiện tại vẫn chỉ có lời nói, chưa có gì cụ thể".   

tình hình ukraine, quan hệ nga ukraine, căng thẳng Nga Ukraine, nga & ukraine, căng thẳng Nga Mỹ, Nga và NATO, quan hệ nga châu âu, tình trạng khẩn cấp ở Ukraine
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (giữa) trong cuộc gặp phái đoàn Nga (trái) và Ukraine (phải) tại thành phố Istanbul, ngày 29/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 29/3, vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc sau 4 giờ làm việc. Theo trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky, hai bên đã có cuộc thảo luận có ý nghĩa và các đề xuất của Ukraine sẽ được trình lên Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Quan chức này cũng đề cập đến khả năng có cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky. Đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine trong hơn 2 tuần qua. Sau đàm phán, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định giảm đáng kể các hoạt động gần thủ đô Kiev và thành phố Chernihiv của Ukraine.

TTXVN

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm