10/04/2019 20:56 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, các nhà khoa học Malaysia nhận định 8 chiếc trống đồng Đông Sơn, được phát hiện tại một số địa điểm quanh bán đảo Malaysia, đã lưu lại tại nước này trong thời gian giao thương từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên.
Phát biểu ngày 9/4 tại buổi tọa đàm về khảo cổ học, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Adnan Jusoh, giảng viên Khoa Khoa học-xã hội và nhân văn, lịch sử của Đại học Pendidikan Sultan Idris, cho biết ước tính trên được đưa ra dựa trên nghiên cứu ông bắt đầu thực hiện vào năm 2002 thông qua phân tích các họa tiết trên trống. Theo Tiến sỹ Adnan Jusoh, nhiều họa tiết trang trí khác nhau trên mặt trống và xung quanh chiếc trống được cho là có liên quan đến hệ thống văn hóa-xã hội của cộng đồng thời điểm đó.
Chiếc trống đồng Đông Sơn được phát hiện đầu tiên ở Sungai Tembeling, bang Pahang vào năm 1926. 4 chiếc khác được tìm thấy ở bang Selangor, trong khi 3 chiếc còn lại được phát hiện ở bang Terengganu.
Trống đồng Đông Sơn, có nguồn gốc từ Việt Nam, là loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (năm 700 trước Công nguyên - 100) và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Lương Hòa - TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất