14/11/2014 13:38 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Kể từ khi phát hiện (năm 1924) đến nay, văn hóa Đông Sơn đã có một chặng đường lịch sử nghiên cứu tròn 90 năm.
Đã có hàng trăm di tích, hàng nghìn di vật được phát hiện, với nhiều hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm được xuất bản, nhưng đến nay dường như vẫn chưa khám phá hết các giá trị, sự hấp dẫn cũng như sự bí ẩn của nền văn hóa này.
Để nhìn lại chặng đường 90 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức hội thảo về văn hóa Đông Sơn (vào chiều 18/11) nhằm tôn vinh những giá trị, đồng thời công bố những kết quả nghiên cứu mới, phát hiện mới về nền văn hóa đặc sắc này.
Hội thảo sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Viện Khảo cổ học, trường Đại học KHXH và Nhân văn, Hà Nội, Hội Khảo cổ học, Hội Di sản Văn hóa, Hội Khoa học lịch sử, cùng các chuyên gia, các nhà quản lý văn hóa, bảo tàng trong cả nước...; với nhiều tham luận đề cập đến nhiều vấn đề với những cách tiếp cận mới, tư liệu mới, nhận thức mới về nền văn hóa Đông Sơn.
Bên cạnh hội thảo, bảo tàng còn phối hợp với Bảo tàng Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, tổ chức trưng bày chuyên đề Văn hóa Đông Sơn từ ngày 18/11/2014 đến tháng 4/2015. Trưng bày bao gồm trống đồng, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, nhạc cụ, đồ trang sức, đồ minh khí… đã phần nào cho thấy diện mạo đời sống xã hội của cư dân Đông Sơn từ 2000 năm trước.
H.C
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất