25/03/2014 11:00 GMT+7 | Di sản
(giaidauscholar.com) - Cầm sấp đơn kêu cứu của người dân thôn Quang Húc, chúng tôi như chết lặng khi nhìn ngôi đình cổ từ thế kỷ 17 chỉ còn là một công trình với những cột kèo vá víu, mộng bị hở, phải chét keo, mái đình được làm bằng đa phần ngói mới, những con xô, con kìm cũng vừa được đắp bằng xi măng...
Là người chuyên nghiên cứu đình làng, đã tới nghiên cứu lần đầu đình Quang Húc cách đây 18 năm, cán bộ Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ VHTT&DL Nguyễn Đức Bình thở dài: "Tôi choáng khi thấy một số tượng nghê, thanh xà trước gác lửng của đình Quang Húc sau khi đã trùng tu. Họ chạm lại một cách thô thiển!"- Ông Đức Bình nói.
"Đặc biệt, thanh xà ở gác lửng chạm rồng được thay thế mới thì không thể chấp nhận được. Đành rằng, các họa tiết rồng, mây, mặt trời đã bị mất chi tiết, nếu muốn phục dựng lại cũng phải làm cho tử tế.
Ở đây, là hai con rồng chầu chữ Thọ được chạm khắc vào thế kỷ 17. Hình rồng hiền lành, nét chạm chau chuốt tỉ mẩn, người thợ như để tâm vào từng hình khối, sự liên kết của các họa tiết trang trí rất ăn nhập vào nhau. Còn ở bức chạm mới tôi không hiểu người ta chạm theo phong cách nghệ thuật thời nào nữa. Nét chạm cẩu thả, rồng nhìn như quái thú, gian tà, các đường nét hoa văn thì rời rạc, gai góc. Họ còn tự ý gắn thêm mắt thủy tinh cho rồng nữa!" - Ông Nguyễn Đức Bình nói.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất