Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) là biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền biên giới quốc gia trên biển. Những ngày tháng 5 đầy nắng, quần đảo Trường Sa lại càng trở nên kỳ vĩ với sự thanh bình, tràn đầy sức sống của một quần đảo tiền tiêu.
Liên quan đến thông tin về nghi vấn Google xóa hoặc làm mờ hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa, chiều 12/7, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: Cục đã làm việc với đại diện Goolge về vấn đề này.
Trên số báo ra ngày 24/2/2021, cũng chuyên mục này, nhà thơ Huệ Triệu từng xuất hiện, khi "Thu về" trở thành bài tập đọc của học sinh lớp 1, trong bộ sách mới Cùng học để phát triển năng lực.
Khi Trường Sa còn khá xa với đất liền, theo nghĩa về phương tiện di chuyển và thông tin, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy đã có những tác phẩm viết về quần đảo ấy khiến bạn đọc thích thú như tiểu thuyết Biển xanh màu lá, Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa.
Bức ảnh này được chụp vào tháng 4 năm 1996, ở đảo chìm Đá Lát, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Gọi là đảo chìm vì Đá Lát được xây dựng trên bãi san hô Đá Lát, thường "chìm" xuống biển khi nước triều lên.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Lập trường của Việt Nam đối với việc Đài Loan tiến hành bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là rõ ràng, nhất quán và được khẳng định trong nhiều năm qua.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2021, nhiệm vụ năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chiều 25/2, thông tin từ Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cho biết, đơn vị và lãnh đạo huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa vừa tiếp nhận 2.000 cây dừa xiêm giống do Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định gửi tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa.
Nhận được sự quan tâm chu đáo từ đơn vị, người dân khắp cả nước nhưng trong giờ phút giao thừa - phút giây đoàn viên, người lính giữa mênh mông sóng nước vẫn có phút giây chạnh lòng về nỗi nhớ hơi ấm gia đình.
Chuyến hàng Tết được đưa lên các nhà giàn DK1 đã mang Tết đến sớm với các cán bộ, chiến sỹ. Dẫu hương vị Tết, dẫu ngày Xuân giữa biển không thể trọn vẹn nhưng mâm cỗ Tết gồm những món quen thuộc: Bánh chưng, bánh tét, cải muối, thịt kho tàu...
Những ngày này, ở đất liền, không khí ngày Tết đã hiện diện khắp nơi. Phố phường ngập tràn sắc đỏ, vàng, xanh của hoa quả, ánh đèn trang trí... Lòng người như háo hức chờ đón ngày đoàn viên, sum vầy.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Xuân Trường Sa" lần thứ 10 - năm 2022.
Qua 5 năm xây dựng và phát triển, Nhà trưng bày Hoàng Sa đã đạt được những thành tựu bước đầu, xứng đáng là nơi tuyên truyền, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Khi nhà nhà, người người cùng đón xuân sang với những lời chúc may mắn, bình yên thì các chiến sĩ đang công tác tại những vùng biển, đảo vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Mùa Xuân ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa thường đến sớm hơn so với các vùng, miền nhờ những con tàu, những vị khách quý ở đất liền ra thăm, chúc Tết mang theo tình yêu và những sản vật đến với quân dân Trường Sa.
Những ngày đầu tháng 1 cũng là dịp những con tàu của Vùng 4 Hải quân và Chi đội Kiểm ngư số 4 thực hiện nhiệm vụ chở hàng hóa là nhu yếu phẩm phục vụ quân và dân trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa để đón Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Ngày 16/11, tại Trường Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, cuốn sách “Hoàng Sa - Trường Sa: Luận cứ và Sự kiện” khẳng định chủ quyền Biển đảo của Việt Nam đã được giáo sư Kazutaka Hashimoto của Đại học Kanto (Nhật Bản) dịch sang tiếng Nhật và phát hành rộng rãi tại nước này.