12/11/2018 07:30 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - "Nhà báo có lấy hộ cặp vé xem trận Việt Nam - Malaysia được không?". Đấy là câu đề nghị mà phần lớn anh em phóng viên thể thao lúc này đều nhận được lúc này. Nhưng, chúng tôi quen với cái "sự khó" đó rồi.
Lịch thi đấu trực tiếp AFF Cup 2018 hôm nay:
19h45, 12/11: Malaysia vs Lào
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
18h30, 12/11: Myanmar vs Campuchia
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
Mỹ Đình lại sốt vé. Dòng người rồng rắn nối đuôi nhau kéo dài như bất tận, chỉ để sở hữu cặp vé xem trận Việt Nam - Malaysia trong khuôn khổ vòng bảng AFF Cup 2018. Thử hỏi, nếu không nhờ trận thắng Lào 3 - 0, liệu có cơ sốt vé nào không? Có thể có, hoặc cũng có thể không, dù không phải ai mua vé cũng là CĐV.
Một tuần qua, hình ảnh ấn tượng nhất của bóng đá Việt Nam không phải là chiến thắng đậm trước đội tuyển Lào, mà là bầu không khí cổ động trên khán đài. Từ SVĐ quốc gia Lào, đến sân bóng trường Đại học Tôn Đức Thắng, ngày khai mạc giải Ngoại hạng phủi Sài Gòn - SPL-S1 2018.
Mặc dù chỉ là một giải bóng đá phong trào, nhưng ước tính rằng, đã có khoảng 5.000 khán giả tìm đến sân bóng Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM. Đấy là một con số đáng mơ ước của bóng đá phủi nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Đơn giản, bóng đá không có khán giả, sẽ tự nhiên chết! Việc khán giả ùn ùn mua vé ủng hộ đội tuyển Việt Nam là điều rất đáng mừng. Nó là gói kích cầu tuyệt vời để thu hút, phát triển. Vấn đề là, làm sao và như thế nào để giữ chân khán giả, CĐV tìm đến sân bóng, thay vì chỉ là hiện tượng nhất thời, kiểu như thấy vui thì vỗ tay vào.
Trở lại với sới phủi. Từ HPL ở Hà Nội, đến SPL tại Sài Gòn, hay rất nhiều các giải bóng đá cộng đồng đồng hương xa xứ, khán giả luôn nườm nượp. Vì sao? Vì sản phẩm bóng đá ấy thuộc về họ, gần họ, có thể sờ được. Và ở đó, họ được thỏa chí tang bồng, được bay bổng, vui buồn cùng đội bóng của mình.
Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và cao hơn là ĐTQG chưa tạo được cảm giác gần gũi như vậy với “Thượng đế”, với CĐV và khán giả. Chúng ta phải cải thiện hình ảnh, cách tiếp cận, để “Thượng đế” không vì buồn mà bỏ đi.
Hôm khai mạc giải SPL-S1 2018, chỉ với sự xuất hiện của tuyển thủ quốc gia và CLB HAGL, Trần Minh Vương, trong màu áo W-Team, đủ để kéo chừng vài trăm khán giả tuổi "ô mai" đến sân phủi. Điều đó cho thấy, sự lan tỏa của cầu-thủ-ngôi-sao lớn đến đâu. Tình yêu được gây dựng từ chính các thần tượng như vậy.
Lại nói đến ĐTQG. Việc có đến 5.000-7.000 CĐV Việt Nam tìm đến SVĐ quốc gia Lào để sát cánh cùng thầy trò HLV Park Hang Seo ở trận đấu với đội chủ nhà Lào thực sự là chuyện xưa nay hiếm. Lần gần nhất điều này xảy ra, đã cách đây ngót chục năm. Đấy là SEA Games 2009 được tổ chức tại Vientiane.
10 năm để gây dựng, nhóm ngọn lửa tình yêu trở lại, là một hành trình dài. Sau năm 2008, với hàng vạn người đổ xuống đường với cờ đỏ sao vàng phấp phới, đến tận 2018, hình ảnh mới lặp lại khi đội tuyển U23 Việt Nam tạo nên kỳ tích tại VCK U23 châu Á ở Thường Châu.
Có cảm giác như bóng đá chuyên nghiệp và ĐTQG vẫn chỉ mang tính thời vụ. Nó khác với sới phủi. Thuần khiết, tự nhiên và chờ đợi. Tín đồ của bóng đá phủi Sài thành đã phải chờ đợi nhiều tháng để được tận hưởng SPL-S1. Trong khi, CĐV bóng đá Việt Nam chỉ mới có mấy ngày để tạo cơn sốt đội tuyển.
Thái độ với một sản phẩm bóng đá, một đội tuyển bóng đá, sẽ quyết định tất cả. Đấy là điều chắc chắn! Hãy trân trọng và hết mình, điều tốt đẹp tự nhiên sẽ đến.
TÙY PHONG
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất