09/10/2014 09:14 GMT+7 | Các ĐTQG
(giaidauscholar.com) - Đội tuyển U19 Việt Nam dự VCK U19 châu Á với giấc mơ lọt vào tốp 4, qua đó giành vé dự VCK U20 thế giới trong năm tới. Đây cũng là chủ đề của Cà phê thể thao với phê bình gia Hồng Ngọc tuần này.
* Cà phê thể thao: Theo anh, triển vọng lọt vào Top 4 của U19 Việt Nam ở giải đấu này có độ khả thi cao không?
- Hồng Ngọc: Không ai đánh thuế giấc mơ cả. Nên chúng ta cứ ước mơ thôi!
* Anh nói một câu rất mang tính động viên. Nhưng hình như không giấu được rằng mình không đề cao tính khả thi của nó khi nói nó chỉ là “giấc mơ”?
- Khi sâu thẳm trong chúng ta là mặc cảm về sự nhỏ bé, chúng ta đều rất nhạy cảm trước những nhận xét xung quanh rằng họ ám chỉ mình nhỏ bé, và tìm kiếm những nhận xét rằng mình đang lớn hay đã lớn để vượt qua sự mặc cảm, ngay cả khi những nhận xét đó là trong những tình huống mang tính ngoại giao. Tôi thì không muốn nói ra rằng chúng ta còn nhỏ bé dù trong sâu thẳm mình nghĩ thế.
U19 Việt Nam gánh trên vai giấc mơ World Cup của cả nền bóng đá Việt Nam. Ảnh: V.S.I
Bạn thì phản ứng quá nhạy cảm trước một nhận xét trung tính rằng đó là sự ám chỉ về sự nhỏ bé của chúng ta. Trong hoàn cảnh chúng ta đều như vậy, thì việc giành một thành tựu gì đó ở tầm thế giới liệu có thể đi xa hơn tính chất của một giấc mơ?
* Thôi nào, anh hãy diễn giải suy nghĩ của mình bằng bóng đá đi?
- Vậy thì chúng ta trở lại chủ đề với “ngôn ngữ” của bóng đá. Chúng ta rơi vào bảng đấu mà ta gọi là “bảng tử thần”. Thật ra thì chúng ta rơi vào bảng nào cũng đều là tử thần cả, trong cách nhìn của chúng ta, một khi không có đội Đông Nam Á nào nằm cùng bảng. Trong bảng của chúng ta có hai đội tuyển trẻ của các nền bóng đá hàng đầu châu lục là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhưng chỉ thế thôi. Trung Quốc không là gì trong bản đồ bóng đá châu Á cả, cầu thủ của họ chỉ to cao hơn, còn kỹ năng bóng đá có khi họ kém ta. Những ám ảnh đó khiến chúng ta run sợ khi thi đấu với họ, và thua chỉ bằng một bài đơn giản của họ là tạt cánh đánh đầu hoặc sút xa. Có vẻ như đội tuyển U19 này không bị nỗi ám ảnh đó chi phối, nhưng chúng ta phải chờ đối đầu trực tiếp mới biết được, vì lứa cầu thủ này vẫn chưa đối đầu với các cầu thủ Trung Quốc.
Nhật Bản và Hàn Quốc thì đều là cường quốc bóng đá châu lục. Nhưng có lẽ lúc này chúng ta đang mặc định rằng mình không có cửa trước Nhật Bản, chỉ hy vọng ở trận gặp Hàn Quốc, và nhiệm vụ phải thắng được Trung Quốc để vượt qua vòng bảng, trước khi thắng thêm 1 trận đấu loại trực tiếp nữa để lọt vào bán kết, giành vé dự VCK World Cup U20 thế giới sang năm. Vì đơn giản là U19 Việt Nam cả 3 lần đụng độ Nhật Bản đều không có cửa, thậm chí lứa cầu thủ đang làm chúng ta phấn khích nhất trong vài chục năm qua còn thất bại trước cả những đội bóng sinh viên Nhật Bản.
Nhưng Hàn Quốc ở một đẳng cấp không thấp hơn Nhật Bản chút nào đâu, trên phương diện nền tảng, tổ chức nền bóng đá và chất lượng cầu thủ. Khác biệt chỉ là đặc điểm kỹ chiến thuật của hai nền bóng đá: người Nhật chú trọng vào kỹ thuật, còn người Hàn đề cao thể lực và ý chí. Cả hai đều đào tạo nên những cầu thủ đang có mặt ở những giải đấu hàng đầu châu Âu như Premier League, Liga, Bundesliga, Serie A và hiện diện ở đó từ khi còn rất trẻ, chứ không phải đợi đến khi họ có tên tuổi để phục vụ cho mục đích thương mại.
Chúng ta có gì để thi đấu với họ? Những cầu thủ đều chưa từng có kinh nghiệm thi đấu ở V-League, và không một ai được các lò đào tạo trẻ châu Âu để mắt đến. Nên cuộc đua tranh này là không cân sức.
Tất nhiên, bóng đá luôn có chỗ cho bất ngờ, và chúng ta hy vọng vào sự bất ngờ ấy chứ không phải hy vọng vào thực lực có thể đua tranh sòng phẳng với hai đội bóng kể trên. Tôi cho rằng khả năng đội tuyển U19 Việt Nam vượt qua vòng bảng không quá 15%, dù về xác suất toán học là 50%.
* Nhưng đội bóng này đã thắng cả 2 trận chính thức và giao hữu với cường quốc bóng đá trong khu vực là U19 Australia. Các cầu thủ của chúng ta đã trình diễn một thứ bóng đá hiện đại đầy cảm xúc, tạo nên một “hiện tượng xã hội”, và có cảm giác rằng ước mơ đội bóng này giành quyền dự VCK World Cup U20 thế giới năm tới là đầy tính khả thi?
- Nó là kiểu ước mơ Phù Đổng như tôi từng nói. Chúng ta nhỏ bé và chúng ta không biết làm thế nào để mình lớn lên một cách chắc chắn như mong muốn, nên chúng ta ước mơ rằng mình lớn bổng sau một đêm. Mọi quá trình diễn tiến nhanh chóng đều là quá trình phá hủy.
Các quá trình tạo dựng đều tốn thời gian hơn rất nhiều. Vì chúng ta thiếu hiểu biết, và/hoặc thiếu kiên nhẫn, và/hoặc thiếu ý chí để theo đuổi nó nên không hiện thực hóa được quá trình lớn mạnh, đành phải dừng nó ở giấc mơ.
Chỉ có trong giấc mơ thì sự lớn bổng mới diễn ra sau một đêm, và lại trở về với giấc mơ bằng cách giải thích “bay về trời” như trong truyền thuyết Thánh Gióng vậy.
* Lứa cầu thủ này đã trải qua 7 năm đào tạo ở Học viện HA.GL Arsenal JMG. Nó là một quá trình phát triển chứ không phải sau một đêm. Khi người Đức nhận ra vấn đề trong khâu đào tạo của họ, họ bắt tay vào giải quyết và cũng chỉ tốn ngần ấy thời gian là đã gặt hái thành quả?
- Khi người Đức đổi mới việc đào tạo là họ đổi mới trên nền tảng bóng đá đã được xây dựng hàng trăm năm. Khi họ chú trọng vào việc đào tạo cầu thủ trẻ, thì các câu lạc bộ hàng đầu đều cho ra lò những cầu thủ chất lượng hơn hẳn.
Còn bóng đá Việt Nam vẫn chưa có nền tảng từ học đường đến phong trào và sinh hoạt câu lạc bộ. Và bước đột phá về đào tạo của HA.GL chỉ là pha đột phá cá nhân. Cũng như thi đấu bóng đá vậy, bạn không thể đột phá cá nhân từ khung thành đội nhà đến khung thành đối thủ.
So với toàn bộ quá trình tạo dựng nền tảng bóng đá, thì 7 năm để đào tạo một lứa cầu thủ của HAGL chỉ tương tự một đêm. Hàn Quốc, Nhật Bản đi trước chúng ta rất xa.
Nhưng bây giờ thì chúng ta cứ mơ đi. Cá nhân tôi cũng mơ ước rằng đội tuyển U19 của chúng ta sẽ giành vé dự VCK World Cup U20 thế giới. Nó có thể là một cú hích, là một bằng chứng hiện thực rằng chúng ta có thể lớn lên trong hiện thực chứ không phải chỉ trong giấc mơ, giúp chúng ta có niềm tin để cố gắng
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất