Vaccine trong nước vẫn cần đánh giá thêm về tính an toàn miễn dịch và bảo vệ

06/09/2021 21:31 GMT+7 | Trong nước

((giaidauscholar.com) - Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021, chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin, hiện Việt Nam đang thử nghiệm 3 loại vaccine phòng COVID-19, dự kiến đầu năm 2022 chúng ta sẽ tự chủ vaccine trong nước.

Góc nhìn 365: 'Nhật ký đi tiêm vắc xin' gây sốt

Góc nhìn 365: 'Nhật ký đi tiêm vắc xin' gây sốt

Giữa dòng thông tin căng thẳng về diễn biến của dịch Covid-19, bộ tranh “Nhật ký đi tiêm vaccine” của tác giả Xuân Lan bỗng trở thành một điểm sáng trong tuần qua và được dư luận đặc biệt quan tâm.

Đối với việc thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax của Nanogen, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, chúng ta đã mời những tình nguyện viên tham gia với tinh thần tự nguyện để tham gia quá trình nghiên cứu phát triển vaccine với mong muốn Việt Nam sớm tự chủ nguồn vaccine.

Ngày 22/8, Công ty sản xuất vaccine trong nước đã nộp hồ sơ lên Hội đồng Đạo đức Quốc gia, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung yêu cầu cần phải giải quyết. Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, kết luận của Hội đồng cấp phép còn 3 nội dung phải hoàn thành là tính an toàn, tính miễn dịch và tính bảo vệ.

"Rất mong có vaccine sớm nhất sản xuất trong nước, nhưng vaccine là một sản phẩm đặc biệt, không những ảnh hưởng đến một người mà liên quan cả cộng đồng, thậm chí cả thế hệ. Chính vì vậy, chủ trương của Chính phủ, của Bộ Y tế là chúng ta phải chặt chẽ, an toàn, hiệu quả" - Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.

Đối với câu hỏi liên quan đến việc ứng xử đối với những người tiêm đủ 2 mũi vaccine, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, đây là vấn đề mà Bộ Y tế sẽ bàn sớm với các bộ, ban, ngành liên quan và dựa trên tham vấn của các nhà khoa học, tham khảo và trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Thứ trưởng cũng chia sẻ, sắp tới nguồn vaccine nhập khẩu sẽ về nhiều, dự kiến trong tháng 9, tháng 10 sẽ có khoảng 30 triệu liều.

Chú thích ảnh
Nano Covax

Liên quan đến vấn đề ngoại giao vaccine, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, vấn đề tiếp cận vaccine gặp nhiều khó khăn do biến chủng Delta diễn biến phức tạp, sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine giữa nước nghèo và nước giàu. Trong tháng 6/2021, thế giới cần 11 tỷ liều vaccine để đạt miễn dịch toàn cầu, nhưng năng lực sản xuất thực tế chỉ đạt 4,5 tỷ liều nên việc tiếp cận rất khó khăn.

Hiện Việt Nam đã triển khai công tác vận động ngoại giao vaccine hết sức quyết liệt theo cơ chế song phương, đa phương và qua mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để tiếp cận không chỉ vaccine mà cả thuốc đặc trị. Ngoài ra, còn thực hiện đôn đốc các hãng Astra Zeneca, Pfizer thực hiện các cam kết về cung cấp vaccine, đồng thời viện trợ, vay vaccine từ nước ngoài, đẩy mạnh hợp đồng mua vaccine mới từ các nước.

Về thuốc đặc trị cũng được vận động từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam đẩy mạnh tiếp cận trang thiết bị y tế, hiện có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, kiều bào nước ngoài đã hỗ trợ trang thiết bị với giá trị hàng triệu USD. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao gửi lời cảm ơn các quốc gia, bà con kiều bào ở nước ngoài, các tổ chức đã hỗ trợ, đồng thời mong nhận được sự hợp tác, hỗ trợ nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm