18/11/2015 07:20 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Một buổi biểu diễn là nơi người ta nghe những bài hát hay để cảm thấy cuộc đời tươi đẹp hơn. Nhưng 89 khán giả trong buổi biểu diễn của ban nhạc Eagles of Death Metal tối 13/11 đã bị kết liễu cuộc đời, tại khoảnh khắc đẹp đó.
“Vậy album Zipper Down của ban nhạc chính là lời đáp dành cho chủ nghĩa khủng bố?” – phóng viên hỏi. Homme trả lời: “Đúng”. Nhưng đó vẫn chỉ là một câu đùa.
Phải chăng vì một câu đùa?
Cây guitar sáng lập của ban nhạc nói thêm, vẫn với ý trào lộng: “Chúng tôi ra mắt một đĩa nhạc và lập tức quyền con người được coi trọng hơn, thế giới tốt đẹp hơn, con người kiếm được nhiều tiền hơn, bớt giận dữ đi, trở nên tôn trọng phụ nữ và người đồng tính, tử tế ân cần hơn với nhau. Đó là lý do chúng tôi thấy đây là lúc để bắt đầu hàn gắn”.
Trong câu đùa của Homme có một phần sự thật: âm nhạc, miễn là đủ hay thì dù ở bất cứ đâu cũng đều là một phương thức hàn gắn tâm hồn, hướng con người đến những giá trị tích cực.
Nhưng mấy ngày qua, cộng đồng mạng đang đoán rằng chính sự ám chỉ tới chủ nghĩa khủng bố đã khiến buổi biểu diễn của ban nhạc tại Paris hôm 13/11 trở thành mục tiêu tàn sát của IS. Dù sao, đây vẫn chỉ là suy đoán.
Có điều chắc chắn là buổi diễn sẽ tồn tại trong lịch sử như một sự kiện nghiệt ngã đau lòng, bởi đó là một trong những nơi người ta có thể tụ tập để có khoảng thời gian vui vẻ nhất. Những bức ảnh trớ trêu được công bố tới nay cho thấy khán giả đã cực kỳ hào hứng trước khi các tay súng bắn giết họ.
Mỗi địa điểm đông người đều hàm chứa sự hiểm nguy. Các bi kịch ở buổi biểu diễn âm nhạc đã xảy ra trong quá khứ: Vụ cháy lớn ở đảo Rhode hồi năm 2003 giết chết 100 người; vụ hỗn loạn ở buổi biểu diễn của ban nhạc Pearl Jam trong năm 2000 giết chết 9 người; bạo lực khiến 4 người chết ở buổi hòa nhạc Altamont hồi năm 1969.
Nhưng vụ khủng bố Paris rùng rợn hơn cả vì nó không phải là tai nạn, không phải bạo lực tự phát lẫn xung đột giữa đám đông, mà là một tội ác có chủ ý từ bên ngoài. Sự kiện này giống như khủng bố nhắm vào các trận đấu thể thao hay các sự kiện tôn giáo, đều là nơi người ta tụ tập để kết nối với nhau.
Âm nhạc khiến người lạ cũng yêu nhau
Vậy, tại sao mục tiêu khủng bố lại là Eagles of Death Metal? Họ chơi một thứ âm nhạc blues rock vừa tôn vinh vừa châm biếm thứ tinh thần ca ngợi sức mạnh nam giới trong nhạc rock truyền thống.
Ban nhạc thành lập từ năm 1989, nhưng chỉ nổi tiếng khi hợp tác với Homme, cây guitar sáng lập một ban nhạc nổi tiếng hơn là Queens of the Stone Age.
Sau vụ khủng bố, các thành viên ban nhạc đều sống sót (Homme không có mặt ở buổi biểu diễn này). Mặc dù vậy, Nick Alexander - một nhà quản lý âm nhạc kỳ cựu - đã bị giết.
Vấn đề là, có thể Eagles of Death Metal đã bị khủng bố oan. Người hâm mộ của nhóm biết rất rõ rằng âm nhạc của họ có tính trào lộng và luôn hướng đến sự vui vẻ. Jesse Hughes, thủ lĩnh ban nhạc, nói với Rolling Stone: “Chúng tôi có một nguyên tắc là các buổi biểu diễn phải vui. Chúng tôi muốn mọi người được vui”.
Nhưng có lẽ, bọn khủng bố đã không biết điều này. Có lẽ từ nay, người ta sẽ bị ám ảnh khá lâu về các buổi biểu diễn âm nhạc.
An ninh đã được thắt chặt ở nhiều sân vận động lớn. Các ban nhạc U2 và Foo Fighters nhanh chóng hủy diễn tại châu Âu. Trên sân khấu ở Thụy Điển, Madonna nói cô suýt nữa thì hủy diễn nhưng không làm thế vì “như vậy bọn khủng bố sẽ thắng”.
Để khuyến khích người yêu nhạc vượt qua nỗi sợ, nhà phê bình Ann K. Powers kêu gọi công chúng chia sẻ trải nghiệm đẹp của họ về các buổi hòa nhạc qua Twitter.
“Nghe nhạc, nhảy nhót và hát vang là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của nhân loại và là một trải nghiệm sâu thẳm. Âm nhạc khiến những người lạ cũng yêu nhau” - ông viết.
Nha Đam (theo The Atlantic)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất