(giaidauscholar.com) - Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.
Báo chí đang mặc đồng phục
Hội thảo có sự góp mặt của gần 50 đại biểu đến từ nhiều cơ quan báo chí đang hoạt động tại hai thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và một số báo, đài địa phương. Hơn 30 ý kiến với nhiều vấn đề khác nhau đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo, nhưng tập trung chủ yếu vào vấn đề vấn nạn vi phạm bản quyền và cách khách phục.
Hầu hết các đại biểu cho rằng, chưa bao giờ tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền báo chí lại đáng báo động như hiện nay và hầu hết xảy ra trên các báo, các trang thông tin điện tử.
Ông Huỳnh Dũng Nhân, Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo cho rằng, trong kỷ nguyên số, khi mà báo điện tử mọc lên như những tòa nhà chọc trời, khái niệm về nhà báo đã thay đổi. Theo ông, nhà báo tử tế thì ít, "nhà cắt-dán" thì nhiều.
Vị TBT Tạp chí Nghề báo ví von: "Thấy mảnh vườn ngập cỏ dại mà không có biện pháp nhổ cỏ tận gốc để trồng cây, thì không còn là nguy cơ nữa, mà sẽ là thực tiễn phá vỡ nền báo chí của chúng ta. Nhà báo cắt – dán sẽ tự giết mình, giết chết tờ báo của mình và làm hại đến người khác (bạn đọc)".
Ông Nguyễn Văn Bảy (Cục Sở hữu Trí tuệ) cho rằng; vi phạm bản quyền báo chí đến mức báo động như hiện nay cho thấy đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo, phóng viên đang xuống cấp, không thể điều chỉnh bằng dư luận xã hội được nữa vì "dây thần kinh đạo đức" đã bị đứt. Vì thế, nó cần được xử lý và "nối lại" bằng luật và những chế tài cụ thể hơn.
TS Huỳnh Văn Thông, Trưởng Khoa Báo chí (ĐH KHXHNV TP.HCM) "nhận diện" lỗi vi phạm đạo đức về sử dụng thông tin trên môi trường báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp là do làn sóng "văn hóa miễn phí" trên internet.
Làn sóng này có thể tạo ra một cuộc tấn công, dù có thể bất tự giác đối với truyền thống tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, tác quyền nói riêng. Không phải ngẫu nhiên mà trên môi trường internet hiện nay, các trang thông tin kiểu "ký sinh" sử dụng không xin phép và không trả phí thông tin và tri thức của người khác để kinh doanh hưởng lợi đến mức đáng kinh ngạc...
Nói về vấn nạn sao chép, vi phạm bản quyền báo chí hiện nay, nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ cho rằng, nhiều báo hiện nay đang mặc đồng phục và bán những mặt hàng giống nhau.
Ông Trung cho rằng trong rất nhiều nguyên nhân, có một phần nguyên nhân của việc nhiều quy định chưa rõ ràng, khó hiểu, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Ông dẫn chứng: "Quy định tại Điều 25 – Luật Sở hữu Trí tuệ về những trường hợp được sử dụng tác phẩm báo chí mà không phải xin phép: "...Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình". Vậy, thế nào là trích dẫn hợp lý? Giống đến bao nhiêu phần trăm bài viết thì mới gọi là vi phạm bản quyền?
Liên minh bằng "công ước" chung
Trong phần thảo luận tìm giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số, đã số các đại biểu đều đồng tình với giải pháp cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại.
Cụ thể, theo nhà báo Lê Quốc Minh, TBT Vietnam Plus (TTXVN), cần có một liên minh các nhà báo với cam kết: "Chúng ta không lấy của ai và quyết tâm không cho ai ăn cắp của chúng ta thì mới mong tiến tới chấm dứt nạn đạo báo".
Đồng tình với quan điểm này và cũng là trả lời câu hỏi: Bản quyền báo chí có bảo vệ được không? Nhà báo Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Media JSC phát biểu: "Cần có một cơ quan bảo vệ bản quyền báo chí hoạt động độc lập, được thừa nhận bởi cơ quan quản lý cao nhất và sự đồng thuận của các cơ quan báo chí thành viên. Cơ quan này tương tự như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, có các quyền xử phạt hoặc yêu cầu thanh toán phí bản quyền theo một barem quy định. Phí bản quyền thu được sẽ được trả 50% cho các cơ quan bị sao chép và 50% dùng để duy trì trung tâm. Trung tâm này hoạt động phi lợi nhuận và vì mục đích bảo vệ quyền lợi cho các cơ quan báo chí là thành viên".
Cùng với việc các nhà báo cần liên minh trong "ngôi nhà chung" tạm gọi là Trung tâm Bảo vệ bản quyền Báo chí, theo nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, các báo thành viên cùng ký một công ước thỏa thuận sẽ không vi phạm bản quyền. "Một khi đã đặt bút ký vào công ước này, chúng ta sẽ có động lực để chấp hành nghiêm quy định về bản quyền, báo chí không mặc đồng phục bằng cách sao chép lẫn nhau nữa" – ông Trung lạc quan nói.
Thực ra, ý tưởng thành lập một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí đối với Việt Nam là mới, nhưng với thế giới thì họ đã làm từ lâu.
Cụ thể tại Sri Lanka, có một Ủy ban Khiếu nại Báo chí với thành viên là các chủ báo. Khi xảy ra vấn đề vi phạm bản quyền, Ủy ban này sẽ đứng ra phân xử và nếu không được chấp thuận, các bên có thể đưa nhau ra tòa.
Tuy nhiên ngay cả khi ra tòa thì ý kiến của Ủy ban này vẫn chi phối nội dung bản án. Vấn đề ở đây là trong môi trường báo chí Việt Nam, liệu Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin – Truyền thông có thể cho phép thành lập một Trung tâm như thế và có những người năng nổ, quyết liệt trong việc "đòi tiền" tác quyền như nhạc sĩ Phó Đức Phương đã làm trong lĩnh vực âm nhạc?
Trong khi chờ đợi một trung tâm như thế ra đời cùng các văn bản pháp lý và hệ thống tư pháp cải tiến theo hướng bảo hộ người sở hữu bản quyền thay vì gây khó khăn cho việc chứng minh vi phạm, có lẽ tự thân các báo, đài cần phải có hành động của chính mình trong việc bảo vệ mình, bảo vệ tài sản trí tuệ của mình thì hơn.
Sáng 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức thông tin về vụ tai nạn đắm tàu du lịch Vịnh Xanh 58, mã hiệu QN 48-7105, xảy ra trên Vịnh Hạ Long vào chiều (19/7).
Triển lãm sách thường niên lần thứ 35 của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) có chủ đề "Văn hóa ẩm thực và tương lai cuộc sống" diễn ra từ ngày 16-22/07/2025, với sự tham dự của hơn 770 gian hàng từ nhiều quốc gia.
Ngay sau khi trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường vụ lật tàu QN 7105 tại Quảng Ninh, sáng 20/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, địa phương để ứng phó với bão số 3.
Quang Dương – tay vợt Việt kiều nổi bật trên đấu trường pickleball thế giới – ra mắt dòng sản phẩm giày thi đấu pickleball lần đầu tiên hợp tác với Wika.
Tối ngày 19/7, Chung kết Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024, đêm thi không chỉ là nơi hội tụ của sắc đẹp, trí tuệ và bản lĩnh sinh viên, mà còn là một bữa tiệc nghệ thuật đỉnh cao với sự đầu tư quy mô và cảm xúc.
Jannik Sinner đã kỷ niệm trận đấu Grand Slam thứ 100 trong sự nghiệp một cách ấn tượng khi đánh bại đối thủ lớn nhất – Carlos Alcaraz trong trận chung kết Wimbledon, qua đó giành danh hiệu Grand Slam thứ tư. Anh lập kỷ lục đặc biệt với danh hiệu mới nhất này.
Sáng 19/7, startup công nghệ do người Việt sáng lập - Brain-Life đã tổ chức buổi chia sẻ với truyền thông về sản phẩm Brain Life Focus+, một thiết bị đeo đầu thông minh đầu tiên tại Việt Nam giúp đo sóng não, nhận diện trạng thái não bộ và đưa ra các can thiệp cá nhân hóa.
Tối 19/7, Thanh Hằng xuất hiện rạng rỡ tại đêm chung kết Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 với vai trò thành viên ban giám khảo - đánh dấu cột mốc ý nghĩa sau hành trình đồng hành xuyên suốt 4 tháng cùng cuộc thi.
Đêm chung kết cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 với chủ đề "Vẻ đẹp của sự thông minh" diễn ra tại Tp. HCM với ngôi vị cao nhất thuộc về Đặng Quỳnh Anh (SBD 379), sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội.
Trung vệ từng vô địch giải hạng Hai Áo, Adriel Tadeu Ferreira da Silva, sẽ khoác áo CLB bóng đá Hà Nội trong mùa giải 2025/26. Đội bóng Thủ đô vừa chính thức công bố bản hợp đồng này.
Bộ Thương mại Mỹ mới đây tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời 93,5% đối với graphite lớp anode, vật liệu chủ chốt trong sản xuất pin, nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi kết luận vật liệu này được Trung Quốc trợ giá không công bằng.
Chính phủ Thái Lan tăng cường các quy định quản lý nền tảng kỹ thuật số theo Luật Dịch vụ nền tảng kỹ thuật số (DPS) mới được ban hành nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các vụ gian lận trực tuyến và nâng cao trách nhiệm của các nhà phát triển nền tảng kỹ thuật số.
Vào lúc 9h20' ngày 20/7 (giờ địa phương, tức 8h20' sáng theo giờ Việt Nam), Cơ quan khí tượng thủy văn Hong Kong (Trung Quốc) đã nâng mức cảnh báo bão Wipha từ cấp 9 lên cấp 10.
Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 (Ban Chỉ đạo), chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ban Chỉ đạo để sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Lionel Messi trở lại đầy ấn tượng với cú đúp bàn thắng cùng một pha kiến tạo đỉnh cao trong chiến thắng 5-1 của Inter Miami trước New York Red Bulls tại giải MLS.
XSMB 20/7: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Năm ngày 20/7/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên giaidauscholar.com.