06/05/2016 07:57 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Việc xử lý tình huống chưa khéo léo khiến Quỳnh Châu – thí sinh có số điểm cao nhất tuần qua bị Nguyên đại sứ Lê Vĩnh Thử rút bớt một vương miện.
Theo ông, giao tiếp quốc tế thành công cần có hai yếu tố: ngôn ngữ và cử chỉ. Mỗi cử chỉ phản ánh chiều sâu văn hóa, vì thế mỗi người đều phải học tập, tích lũy, trau dồi, xây dựng cho mình cốt cách sang trọng, lịch thiệp, hào hoa khi giao tiếp.
Nguyên đại sứ Lê Vĩnh Thử đưa gia tình huống giả định: “Khi các bạn được nhà doanh nghiệp nổi tiếng tổ chức sự kiện mời quan khách đến chiêu đãi, việc phải làm trước khi đến là tìm hiểu mục đích của bữa tiệc đó là gì, ai đứng ra mời và mời mình vì lý do gì.
Chuẩn bị tinh thần đến dự tiệc và nhớ là đến dự tiệc không phải để ăn, đến là để tăng cường giao lưu, tiếp xúc làm quen mở rộng quan hệ với đối tác khác, điều này có ích trong tương lai.
Trang phục cần phù hợp tính chất bữa tiệc làm sao toát tính cách, nội dung tâm hồn và lưu ý yêu cầu trang phục của chủ nhà đưa ra nếu có.
Tuyệt đối không đến muộn với các bữa tiệc quan trọng, nhưng cũng đừng đến sớm quá gây khó xử cho chủ nhà.
Học trước cách sử dụng ly, dao dĩa, lưu ý cách uống rượu, cách sử dụng khăn ăn trong bàn tiệc… đồng thời các bạn cũng cần học cách trao đổi với những người không quen biết”.
Các thí sinh đặt rất nhiều câu hỏi cho Nguyên đại sứ Lê Vĩnh Thử về cách để thìa, dĩa trong khi ăn, các tình huống ứng xử xảy ra trong bàn tiệc, những điều nên tránh khi nói chuyện như hỏi tuổi hoặc tình trạng hôn nhân của phụ nữ…
Sau khi giới thiệu một số nguyên tắc mấu chốt, trọng tâm trong ứng xử trong ngoại giao, Nguyên đại sứ Lê Vĩnh Thử đưa ra 5 tình huống và để các thí sinh xử lý.
Một là, đóng vai một nhà doanh nghiệp lớn hoặc một vị chính khách trong đó có mời nhiều chính khách khác, nhà doanh nghiệp khác và một số bạn bè thân thiết đến dự. Các bước cần phải chuẩn bị cho bữa tiệc thành công?
Vẫn là bữa tiệc đó, khi nhận được giấy mời, nhận thấy bữa tiệc đó rất quan trọng nhưng cháu lại có một người bạn rất thân lâu lắm mới gặp hoặc muốn dẫn người yêu đến để giới thiệu thì cháu sẽ làm như thế nào?
Tình huống thứ ba, khi được mời đến dự một bữa tiệc ở nhà hàng sang trọng, chủ tiệc đã chọn trước một số món nhưng cũng muốn để khách chọn thêm những món khách yêu thích. Trong menu có những món rất sang trọng đúng sở thích của mình nhưng không có trong danh sách thì có nên gọi thêm món đó không?
Đến một bữa tiệc sang trọng, các bạn ăn thấy ngon và bạn có ý tưởng muốn về tổ chức bữa tiệc như vậy, bạn muốn hỏi giá bữa tiệc đó là bao nhiêu thì phải làm thế nào?
Bạn đang đi dự một bữa tiệc quan trọng mà cũng đang phải đợi một cuộc điện thoại rất quan trọng nữa thì nên xử lý thế nào?
Nguyễn Thanh Vy, Quỳnh Châu, Quỳnh Nga, Thu Phương, Yến Nhi là 5 thí sinh bị Nguyên đại sứ Lê Vĩnh Thử rút vương miện vì cách xử lý tình huống khi giao tiếp ngoại giao chưa khéo léo.
Điều mà Nguyên đại sứ Lê Vĩnh Thử muốn nhắn nhủ các thí sinh qua bài học này: “Cái đẹp thì ai cũng tôn vinh nhưng cái đẹp càng lung linh hơn nếu bên trong cái đẹp có trí tuệ cao sang, cách ứng xử tao nhã mang lại cho người khác cảm giác an tâm tin cậy khi tiếp xúc với mình. Khi đó cái đẹp mới được nhân lên gấp bội. Còn không thì chỉ là cái đẹp bình thường, tàn phai”.
Tiểu Phong
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất