(TT&VH) - Chén thuốc độc đánh dấu sự ra đời của kịch nói Việt Nam năm 1921, song thực tế, trước thời điểm được coi là “Km 0” đó hơn 1 năm, kịch nói Pháp đã “du nhập” vào VN, chạm vào “tính sĩ diện dân tộc” của người Việt... Đó là những thông tin từ cuộc tọa đàm về Sự du nhập, hình thành kịch nói ở Việt Nam vừa diễn ra hôm 7/12 tại Hà Nội.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái, người đầu tiên mang kịch nói về Việt Nam là học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
Những sự khởi đầu trước năm 1921
Nhà viết kịch Vũ Đình Long
Năm 1906, Nguyễn Văn Vĩnh sang Pháp (để tổ chức gian hàng Bắc Kỳ tại Hội chợ thuộc địa ở Marseille) và được thưởng thức kịch nói Pháp. Ông đã rất thích thú: Tại sao lại có một hình thức kịch như thế này, ta đã có nhiều thể loại sân khấu truyền thống rồi, tại sao không lấy những cái hay này về mà dùng, mà xem tiếp.
Ngay hôm sau, ông viết thư cho Phạm Duy Tốn nói về cảm giác của ông khi rời khỏi nhà hát opera: Tôi choáng váng vì có một loại hình sân khấu hay như thế. Nguyễn Văn Vĩnh cũng nhận thức được các loại hình sân khấu của Việt Nam đều ở dạng kịch hát, kịch bản gần như chỉ ở dạng đề cương chi tiết, muốn dựng một vở kịch trên sân khấu, toàn bộ công nghệ sân khấu phải bắt đầu từ kịch bản văn học.
Về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh bắt tay ngay vào việc phải dịch những tác phẩm kịch sân khấu kinh điển của Pháp sang tiếng Việt Nam, cho đăng chùm hài kịch của Moliere: Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng, Lão hà tiện... liền nhiều kỳ trên Đông Dương Tạp chí của mình.
Vở kịch nói đầu tiên ở Việt Nam là vở Người bệnh tưởng của Moliere diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 25/4/1920. Đây là một hoạt động của Hội Khai trí Tiến Đức do một cặp vợ chồng người Pháp dàn dựng, diễn viên là người Việt, diễn bằng tiếng Việt do Nguyễn Văn Vĩnh dịch. Vở diễn này gây kinh ngạc cho khắp giới Tây học ở Hà Nội. Sau đó Hội Khai trí Tiến Đức tiếp tục dựng vở Trưởng giả học làm sang tạo nên một làn sóng sùng bái văn hóa Pháp ở phương diện kịch nghệ, nhất là đối với công chúng trẻ tuổi. Công chúng Hải Phòng và các thành phố khác cũng nhanh chóng yêu thích kịch nói. Những người làm sân khấu Việt buộc phải suy tư là tại sao có một sân khấu kỳ lạ như vậy mà mình không làm.
Với “tính sĩ diện dân tộc”, người Việt Nam muốn có sân khấu của mình, viết bằng tiếng Việt, do người Việt viết, do người Việt dựng, do người Việt diễn và cho người Việt xem. Nhiều vở diễn của người Việt được dàn dựng, như Ai giết người của Tô Giàng (diễn tháng 4/1920), Già kén kẹn hom của Phạm Ngọc Khôi (7/1920), Mảnh gương đời của Trần Tuấn Khải (5/5/ 1921), Chén thuốc độc của Vũ Đình Long (22/10/1921).
Chén thuốc độc vẫn là vở kịch nói đầu tiên
Tuy đã có một số vở kịch được diễn trước đó, song Chén thuốc độc của Vũ Đình Long được xem là vở diễn đầu tiên của kịch nói Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên Việt Nam có một vở kịch viết đúng chuẩn mực kịch phương Tây, diễn tả, theo sát hình thái, cảnh tình các vấn đề xã hội đương thời, chứ không đi theo lối ước lệ của tuồng chèo. Vì thế, ngày công diễn vở kịch, 22/10/ 1921 vẫn được xem là ngày khai sinh ra sân khấu kịch nói Việt Nam.
Sau đó, một loạt sáng tác kịch khác được hình thành. Nhưng kịch nói vấp một khâu quan trọng, chính là khâu đạo diễn. Đạo diễn ở nước ngoài được đào tạo trường lớp chính quy trong khi tất cả những người mong muốn có một nền kịch Việt Nam đều tự học. Người tự học về nghề đạo diễn kịch đầu tiên, kéo tinh thần tài tử này trong suốt nửa đầu thế kỷ 20 là Thế Lữ. Thế Lữ chỉ dám tự gọi mình là nhà dàn cảnh, không dám nhận là đạo diễn. Cho đến năm 1945, mới có thế hệ đạo diễn đầu tiên được đào tạo bài bản tại Trung Quốc là Dương Ngọc Đức, Nguyễn Đình Nghi, Trần Hoạt, Ngô Linh. Diễn viên đóng các vở kịch hồi ấy cũng không phải là những diễn viên chuyên nghiệp, thường mượn của sân khấu tuồng, chèo. Trăn trở với kịch nói, Thế Lữ, người anh cả của sân khấu hiện đại, đã mạnh dạn tập hợp những văn nghệ sĩ có tiếng và có học thức như Song Kim, Khánh Vân, Vũ Đình Hòe, Võ Lan Tâm... để làm kịch. Sự nghiệp dư, tài tử của sân khấu kịch diễn ra trong một thời gian dài, cho tới khi Thế Lữ cùng với Phạm Văn Đôn, Trịnh Như Lương, Trần Đình Thọ lập Ban kịch Thế Lữ. Ban kịch Thế Lữ với sự tham gia, cộng tác của nhiều nghệ sĩ có tiếng, thi sĩ, người có học thức khiến cho tình hình sân khấu kịch Việt Nam sáng sủa, dần đi vào chuyên nghiệp. Từ năm 1942, Ban kịch Thế Lữ đã biểu diễn thường xuyên tại Nhà hát Lớn, với thù lao, chế độ, tổ chức ổn định. Sân khấu kịch được chuyên nghiệp từ đó.
Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 23/4, hãng dược phẩm Hàn Quốc SK Bioscience thông báo đã giành chiến thắng pháp lý cuối cùng trong vụ kiện kéo dài với hãng công nghệ sinh học Moderna của Mỹ.
Tối ngày 1/5/2025, anh trai vượt ngàn chông gai Quốc Thiên sẽ đưa khán giả lên đến đỉnh cao cảm xúc với đêm nhạc "Dốc Mộng mơ: Mong manh tình về", tại bản Mây, thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend, Sa Pa.
Sau thành công rực rỡ tại Đà Nẵng, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 28/4, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Liên quan đến phản ánh về việc tổ chức dạy thêm, học thêm tại một trung tâm văn hóa thuộc quận Đống Đa, sáng 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Sở đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin.
Những khoảnh khắc lịch sử hào hùng về một "thời hoa lửa", ngày non sông thu về một mối đã được mô tả trong sản phẩm đa phương tiện đặc biệt 3D tương tác "Hùng ca thống nhất đất nước" của Báo điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025) tại địa chỉ https://www.vietnamplus.vn/50namgiaiphongmiennam/.
Theo thông báo mới nhất của Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Memisoglu, số người bị thương trong trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra ngày 23/4 tại Istanbul đã tăng lên 236 người.
Như TT&VH đã phản ánh, nam ca sĩ Hoàng Bách vừa phát hành MV "Lời trái tim Việt Nam", mở màn cho EP cùng tên bao gồm 3 ca khúc viết về quê hương, đất nước.
Báo điện tử VietnamPlus thuộc Thông tấn xã Việt Nam đoạt giải thưởng lớn của Hiệp hội các nhật báo và nhà xuất bản tin tức Thế giới (WAN-IFRA) với tác phẩm báo chí 3D tương tác (Interactive 3D) ở hạng mục "Sản phẩm Số sáng tạo nhất" (Best Innovative Digital Product).
Dưới đây là hành trình 2 ngày từ TP.HCM đến Tây Ninh sẽ đưa bạn qua các địa chỉ đỏ và những trải nghiệm ngược dòng lịch sử đáng nhớ cho kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài 5 ngày năm nay.
Trái với nhiều đồn đoán sẽ "dưỡng già" ở Saudi Pro League, Kevin De Bruyne đang cân nhắc phương án ở lại Premier League sau khi rời Man City. Thậm chí, anh còn để ngỏ khả năng gia nhập... MU.
Nhà báo uy tín David Ornstein vừa mang đến một thông tin khiến người hâm mộ MU phải bất ngờ: Victor Osimhen – tiền đạo được đồn đoán nhiều nhất thời gian qua – không nằm trong kế hoạch chuyển nhượng của “Quỷ đỏ”.
Los Angeles Maddrops, với sự góp mặt của tài năng gốc Việt Quang Dương, hứa hẹn sẽ mang đến những màn trình diễn bùng nổ, làm sôi động mùa giải Major League Pickleball (MLP) 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường quyết định tặng quà người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945-2/9/2025).