12/01/2016 06:18 GMT+7 | Phim
(giaidauscholar.com) - Có thể nói, nam tài tử Mỹ Leonardo DiCaprio đã như sống trong “địa ngục” khi anh hóa thân thành nhà thám hiểm huyền thoại thế kỷ 19 Hugh Glass, trong phim The Revenant (Bóng ma hiện về).
Trải nghiệm cực nhọc
Trong thời gian xúc tiến dự án điện ảnh này, nhà làm phim Mexico Alejandro Gonzalez Inarritu liên tục tự hỏi, động cơ nào khiến một người có thể sống sót trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất?
Đoàn làm phim thực sự đã trải qua “địa ngục” trần gian khi họ buộc phải làm việc trong nhiệt độ -25độ C, phải di chuyển qua nhiều vùng hẻo lánh ở Canada và Argentina bởi họ chỉ chọn được rất ít giờ để quay những cảnh tuyết chân thực nhất.
Và DiCaprio là người có trải nghiệm cực nhọc nhất trong ê-kíp làm phim. Anh đã phải qua đêm trong chuồng động vật, ngâm mình trong sông băng và ăn gan bò rừng sống.
Sự hy sinh cho nghệ thuật của anh đã được đền đáp xứng đáng khi anh đã đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong dòng phim chính kịch tại lễ trao giải Quả cầu Vàng lần thứ 73, diễn ra hôm 11/1 theo giờ Việt Nam.
Tuy nhiên, những gì mà DiCaprio đã trải qua chưa thấm gì với cuộc sống thực mà nhà thám hiểm Glass đã phải nếm chịu.
Sống sót kỳ diệu
Glass là người đi săn thế kỷ 19 ở miền Tây nước Mỹ. Hiện chỉ còn tồn tại một bức thư ông viết cho cha mẹ, kể về một người bạn đi săn đã bị giết chết trong một cuộc đối đầu với bộ lạc Arikara đầy thù địch.
Glass chỉ được nhắc đến trong một số giấy tờ của một số nhà chức trách và họ nhắc đến ông là một con người đầy thách thức, khó gần. Rốt cuộc, những gì mà người ta biết được nhiều nhất về ông là vụ tai nạn bị gấu tấn công.
Vụ tấn công này xảy ra vào mùa Hè năm 1823, khoảng 5 tháng sau khi Glass gia nhập đoàn thám hiểm đi săn thú ở Nam Dakota. Khi đi dọc sông Missouri, ông tình cờ gặp một con gấu xám và 2 con của nó. Sau đó, Glass bị gấu tấn công, nó lột da đầu ông, làm thủng cổ họng và bẻ gãy chân ông. Nghe tiếng ông kêu gào, các đồng đội của ông vội vã chạy đến và bắn chết con gấu.
Nhận thấy Glass sắp chết, trưởng nhóm thám hiểm quyết định phân công John Fitzgerald và Jim Bridger ở lại, chờ ông chết và chôn cất theo nghi thức Công giáo. Sau 2 ngày chờ đợi và biết đoàn thám hiểm đã đi xa khó đuổi kịp, 2 người này đã vứt Glass vào hố chôn sẵn và bỏ mặc cho ông chết ở đó.
Nằm trong mộ với thương tích khắp mình, khi tỉnh dậy Glass biết chỉ còn lại một mình trong khu vực núi tuyết, có thể lở bất cứ lúc nào, ông đã cố lết mình tới một con suối gần đó... Và đây là bước đầu tiên trong hành trình bò lết kéo dài 6 tuần, dài hàng trăm dặm, để trở lại nơi cắm trại gần nhất.
Glass phải cố gắng để tồn tại giữa cái lạnh tàn bạo, những động vật ăn thịt nơi vùng núi hoang vu với mục đích của anh: sống, trở về và có thể trả thù được John Fitzgerald – kẻ từng là bạn của anh năm xưa.
Câu chuyện của Glass đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, là đề tài trong bài thơ The Song Of Hugh Glass (1915) của John Neihardt, trong cuốn tiểu thuyết Lord Grizzly (1954) của Frederick Manfred, bộ phim Man In The Wilderness (1970) với vai chính do Richard Harris đảm nhiệm, và giờ là The Revenant, được dàn dựng theo cuốn tiểu thuyết The Revenant: A Novel Of Revenge của Michael Punke
Nhiều người còn nói rằng, trong hành trình của mình, Glass đã phải ăn rắn chuông, rằng sau khi tỉnh dậy ông phát hiện ra một con gấu đang liếm giòi bò lúc nhúc từ các vết thương của mình. Hay có người còn nói rằng, trong hành trình trở về, Glass đã bị cướp biển người Mỹ gốc Pháp Jean Lafitte bắt cóc, bị bộ lạc Pawnee bắt giữ và sau đó được trả tự do với một túi bột màu đỏ.
Nhiều người thấy thất vọng khi cuối cùng Glass đã tìm được 2 kẻ phản bội mình, song thay vì báo thù ông đã tha thứ cho họ.
Việt Lâm (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất