20/09/2017 09:00 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Cuốn sách Họa sĩ Khóa Kháng chiến (1950 – 1954) kể về khóa học đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, nay là ĐH Mỹ thuật Việt Nam, dưới sự chèo lái của Hiệu trưởng, họa sĩ Tô Ngọc Vân-người thầy lớn của nền mỹ thuật cách mạng - vừa ra mắt tại Hà Nội.
Có thể nói đó là khóa học với những ông thầy đặc biệt, với những học trò đặc biệt nhất của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
1. Cuốn sách là một chuyên khảo về khóa học chính thức đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, kể từ khi thành lập vào tháng 10 – 1945. Đây là một trong năm ngôi trường Cao đẳng được thành lập cùng thời điểm, dựa trên nền tảng cơ sở hệ thống giáo dục sau phổ thông từ thời Pháp thuộc, trong đó có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra đời năm 1925, cho thấy tầm quan trọng của mỹ thuật đối với sự phát triển của văn hóa và xã hội.
Nhà trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên trong năm 1946, nhưng việc học chỉ kéo dài được hai tháng thì bị gián đoạn, do cả nước bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 12 - 1946. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam nay chính là Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, phố Yết Kiêu, Hà Nội.
Đặc biệt, giới mỹ thuật thực sự biết ơn đóng góp của họa sĩ Tô Ngọc Vân, vị hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường “có một không hai” này. Khóa học đầu tiên của trường (1950 - 1954) được gọi là khóa Họa sĩ kháng chiến. Có thể nói đó là khóa học với những ông thầy đặc biệt, với những học trò đặc biệt nhất của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Trong không gian ấm áp, có mặt hầu như đầy đủ hết các họa sĩ và gia đình các họa sĩ (họa sĩ Lê Lam, họa sĩ Ngọc Linh, họa sĩ Thục Phi, họa sĩ Trần Lưu Hậu, họa sĩ Đào Đức…)
2. Cuốn sách Họa sĩ Khóa Kháng chiến (1950 – 1954) do NXB Mỹ thuật ấn hành, dày 300 trang, in màu, với 255 hình ảnh sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và các học trò, phần lớn chưa từng công bố.
Sách gồm 3 phần. Phần 1: Họa sĩ khóa Kháng chiến – một biên niên sử: Khái quát về lịch sử và diễn biến chính trong khóa học, vai trò của họa sĩ – giám đốc nhà trường Tô Ngọc Vân (nguyên là sinh viên và giảng viên của Trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương), trong việc định hướng hành trình nghệ thuật của các thành viên trong khóa.
Phần 2 giới thiệu Về 22 sinh viên của khóa học. Trong số này, một số tên tuổi đã định vị trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại như: Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Lam…; một số khác có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử điện ảnh cách mạng như: Đào Đức, Mai Long, Ngô Mạnh Lân, Ngọc Linh,….
Bên cạnh đó, có những người mà cuộc đời và nghệ thuật của họ chưa ngừng gây nên các cuộc tranh luận (như họa sĩ Lê Huy Hòa). Một số khác, gia tài nghệ thuật của họ cũng sẽ khiến thế hệ sau không khỏi ngạc nhiên (như Ngô Minh Cầu, Đặng Đức, Ngọc Linh…).
Phần 3 là những suy cảm của tác giả sau hành trình khảo cứu về khóa học này với rất nhiều điều có lẽ chờ đợi được giới nghiên cứu mỹ thuật chuyên nghiệp của Việt Nam tiếp tục tìm hiểu, với các góc nhìn sâu sắc hơn nữa.
Buổi ra mắ tcuốn sách là một dịp hiếm hoi để các sinh viên của khóa Kháng chiến hiện còn sống cùng gia đình và người thân của những người đã khuất gặp lại nhau, chia sẻ cùng công chúng quan tâm nhiều suy nghĩ, tình cảm của họ về khóa học mà chắc chắn cuốn sách chưa thể nói được hết.
Hi vọng của tác giả là cuốn sách sẽ mở ra những gợi ý, suy ngẫm mới cho bạn đọc hôm nay về vai trò của mỹ thuật và của người họa sĩ trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc nói riêng, nhìn rộng ra là trong lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại nói chung.
Sẽ ra mắt cuốn sách về khóa học thứ 2
Được khởi sự từ ý tưởng ban đầu của ông Lê Hải Đức, chủ tịch Quỹ Kim Long thuộc Công ty cổ phần đầu tư Kim Long (Hà Nội), cuốn sách đã được thành hình sau hơn hai năm, tác giả Đào Mai Trang nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu văn bản và trò chuyện cùng một số họa sĩ từng là sinh viên khóa Kháng chiến. Và dự án dịch cuốn “Họa sĩ khóa kháng chiến sang tiếng Anh”.
Quỹ Kim Long và tác giả Đào Mai Trang sẽ tiếp tục phối hợp để cho ra mắt cuốn sách thứ hai về khóa Tô Ngọc Vân trong thời gian tới. Đây là khóa học chính thức thứ hai và là khóa học đầu tiên kể từ khi hòa bình lập lại ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, của trường Mỹ thuật Việt Nam. Khóa học được mang tên vị hiệu trưởng, cố họa sĩ Tô Ngọc Vân, như một bày tỏ tưởng niệm trân trọng nhất tới ông.
Quỹ Kim Long được thành lập vào tháng 1-2014 dưới sự bảo trợ của Công ty Cổ phần đầu tư Kim Long. Quỹ Kim Long được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, khoa học, mỹ thuật, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
Năm 2014, Quỹ Kim Long đã tài trợ cho giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần thứ IV do báo Thể thao & Văn hóa tổ chức, thu được những kết quả đáng khích lệ. Giải đã thu hút được đông đảo các họa sỹ tham gia và đặc biệt có rất nhiều tác phẩm đã phản ánh, châm biếm kịp thời các căn bệnh của xã hội như: Tham nhũng, vấn đề y đức, bệnh thành tích, tình trạng giao thông,… và có giá trị nghệ thuật cao. Năm 2015, Quỹ Kim Long tài trợ cho Trại sáng tác đồ họa Huế lần 2 với mong muốn góp phần động viên, khuyến khích các họa sỹ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật đồ hoạ và sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao hơn.
Tác giả Đào Mai Trang là biên tập viên phụ trách chuyên mục Mỹ thuật của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ VHTTDL), tác giả của nhiều bài viết và tiểu luận về các nghệ sĩ cũng như vấn đề của mỹ thuật, nghệ thuật đương đại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đăng tải trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, báo Thể thao & Văn hóa, Thể thao & Văn hóa Cuối tuần, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng tháng, Soi, Hanoigrapevine, dưới một số bút danh: Đào Mai Trang, Phong Vân, Chi Mai, Việt Mai,... |
PTTT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất