Xem màn biểu diễn gây tranh cãi của nhóm nhạc nữ trong trang phục phát xít

02/11/2016 12:10 GMT+7 | Văn hoá

(giaidauscholar.com) - Hãng âm nhạc Sony tại Nhật Bản đã chính thức xin lỗi về việc để một nhóm nhạc nữ biểu diễn trong trang phục lấy cảm hứng từ quân phục thời Đức Quốc xã.

Các thành viên của nhóm nhạc Nhật Bản Keyakizaka46 gần đây đã lên sân khấu một buổi hòa nhạc mừng lễ Halloween trong bộ váy dài đến đầu gối màu đen, cộng thêm mũ và áo choàng khá giống với quân phục mà phát xít Đức từng sử dụng.


Màn biểu diễn của nhóm Keyakizaka46 trong trang phục gây tranh cãi

Mẫu đồng phục này ngay lập tức tạo ra nhiều luồng ý kiến phản đối. Trung tâm Simon Wiesenthal, một tổ chức nhân quyền của người Do Thái, thậm chí còn mô tả chúng là "vô cùng khiêu khích".

Sony Nhật Bản, hãng thu âm quản lý ban nhạc Keyakizaka46, cho biết: "Chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành khi để xảy ra sự cố này... vì sự thiếu hiểu biết của mình. Chúng tôi đã gây ra một sai lầm nghiêm trọng và sẽ nỗ lực ngăn chặn những chuyện tương tự tái diễn trong tương lai".


Bộ trang phục của nhóm bị cho là nhiều điểm tương đồng với quân phục thời phát xít Đức. Ảnh: Sky News

Yasuyuki Oshio, Phát ngôn viên của Sony Nhật Bản, cho biết ê-kip thực hiện hoàn toàn không có ý tưởng liên hệ tới các hoạt động của chủ nghĩa phát xít.

Rabbi Abraham Cooper, Phó Hiệu trưởng Trung tâm Simon Wiesenthal, đã kêu gọi nhà sản xuất của Keyakizaka46 là Yasushi Akimoto, đưa ra lời xin lỗi chính thức vì màn "trình diễn không phù hợp và khiêu khích" này.

Rabbi Cooper nói: "Nhìn những thiếu niên trẻ tuổi đứng trên sân khấu, đứng trước khán giả, trong bộ đồng phục của Đức Quốc xã là cảnh tượng gây ra nỗi thất vọng lớn đói với các nạn nhân của nạn diệt chủng".

Đức kết án tù cựu sĩ quan Đức Quốc xã đồng lõa giết 30 vạn người

Đức kết án tù cựu sĩ quan Đức Quốc xã đồng lõa giết 30 vạn người

Một tòa án của Đức ngày 15/7 tuyên phạt một cựu sĩ quan Đức Quốc xã, từng làm kế toán của Trại tập trung khét tiếng Auschwitz dưới thời Thế chiến II, mức án 4 năm tù giam.


Ông nói thêm: "Ngay cả khi nhóm không có ý định gây hại nào, màn biểu diễn xem nhẹ cảm giác của các nạn nhân từng sống dưới chế độ diệt chủng của Đức Quốc xã như vậy đã gửi đi thông điệp sai lầm tới lớp thanh niên ở Đức và các quốc gia khác, nơi cảm tình với kiểu phát xít mới (neo-Nazis) đang gia tăng.

Trong năm 2011, Trung tâm Simon Wiesenthal cũng từng bày tỏ "cảm giác sốc và mất tinh thần" đối với màn biểu diễn trên truyền hình của ban nhạc rock Nhật Bản Kishidan, khi họ mặc quân phục Đức Quốc xã.

Duy An
Theo Sky News

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm