19/03/2019 19:47 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Chiều 19/3, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học về triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Văn hóa công vụ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa chủ trì Hội thảo.
Đây là hoạt động nhằm triển khai kịp thời, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án Văn hóa công vụ, xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện Đề án đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
Nhấn mạnh văn hóa công vụ có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho biết đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và giúp cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được thông suốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, môi trường làm việc văn minh, hiện đại.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến xoay quanh kế hoạch thực hiện Đề án, đối tượng, mục đích, yêu cầu… Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng định lượng văn hóa là rất khó, vì còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, thời điểm cụ thể. Vì vậy, kế hoạch cần được nghiên cứu kỹ để khi ban hành áp dụng ngay được vào thực tế. Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu xem có cần thiết phải ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để quy định cụ thể mang tính bắt buộc đối với công chức, viên chức; chế tài xử lý đối với những cán bộ, công chức có vi phạm văn hóa công vụ.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá để có căn cứ, thước đo cho việc thực hiện văn hóa công vụ. Nội dung cần có hướng dẫn cụ thể, tránh hình thức, đi vào thực chất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tác phong, phong cách phục vụ của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ. Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng cũng nên có chế tài xử phạt, đánh giá, luân chuyển, điều động những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm văn hóa công vụ.
Theo Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia Lương Thanh Cường, kế hoạch cần quy định chi tiết, cụ thể hơn, có hướng dẫn về thực hiện văn hóa công vụ. Tài liệu bồi dưỡng cần phải đáp ứng được các yêu cầu hiện nay và phải bao hàm được 5 nội dung, bao gồm: các nguyên tắc ứng xử trong giải quyết công việc; quy tắc về xử lý công việc; các hành vi mà cán bộ, công chức phải tuân thủ; các giải thưởng, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương Nguyễn Như Độ đề xuất ban soạn thảo cân nhắc thời gian thực hiện, nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí cho chuẩn, phù hợp với các đối tượng, có chế tài cụ thể trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm và khen thưởng cho những cán bộ, công chức thực hiện tốt văn hóa công vụ.
Một số ý kiến cho rằng văn hóa công vụ phải xây dựng trên tinh thần tự giác, vì vậy, cần đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa học phần Văn hóa công vụ vào chương trình đào tạo đại học hoặc trước mắt đưa vào chương trình đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp cho cán bộ, công chức, nên đưa các chuyên mục tuyên truyền về Văn hóa công vụ vào các cơ quan báo, đài truyền hình, phát thanh để mở rộng các hình thức thông tin, tuyên truyền. Kế hoạch thực hiện Đề án phải chi tiết, cụ thể, dễ làm, dễ thực hiện, không tốn kém, thống nhất bộ khung để cho các bộ, ngành triển khai thực hiện. Trong tổ chức thực hiện, cần chỉ rõ ra đơn vị nào chủ trì, đơn vị nào phối hợp, thời gian hoàn thành.
Chu Thanh Vân/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất