17/10/2018 08:34 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Anna Burns (56 tuổi) đã trở thành cây bút Bắc Ireland đầu tiên đoạt giải Man Booker (năm 2018) kèm theo số tiền thưởng 50.000 bảng, với cuốn tiểu thuyết Milkman.
Milkman là tác phẩm thứ 3 của bà và đây là cuốn tiểu thuyết đầy tính thử nghiệm. Câu chuyện trong tiểu thuyết do một cô gái 18 tuổi không được đặt tên thuật lại, song cô được biết là “chị gái”. Cô bị một người đàn ông bán quân sự lớn tuổi hơn nhiều, người bán sữa theo đuổi.
Theo triết gia Kwame Anthony Appiah, Chủ tịch Ban giám khảo giải Man Booker năm nay, cuốn tiểu thuyết này “cực kỳ độc đáo”.
“Chưa ai trong chúng ta từng đọc bất cứ tác phẩm nào như vậy trước đó” – Appiah nói khi thông báo về tác phẩm đoạt giải tại bữa tiệc tối được tổ chức tại Guildhall ở London. “Giọng văn hoàn toàn khác biệt của Anna Burns thách thức tư duy và hình thức thông thường. Đây là câu chuyện về sự tàn bạo, xâm phạm tình dục và sự kháng cự được viết được đan dệt với sự hài hước”
Được viết với những đoạn văn dài, bỏ qua các tên nhân vật để mô tả, Appiah thừa nhận rằng Milkman có thể được xem là “thách thức. Tôi đã dành thời gian để đọc các bài báo trên Journal of Philosophy bởi vậy với chuẩn mực của tôi tác phẩm này không quá khó đọc. Nếu bạn kiên trì đọc, cuốn sách này vô cùng bổ ích bởi dòng chảy của ngôn ngữ và thực tế là nhiều từ ngữ không quen thuộc. Tôi nghĩ đây không phải là tác phẩm dễ đọc nhưng sẽ đọc được hết”.
Chiến thắng này giúp Burns trở thành nhà văn Bắc Ireland đầu tiên đoạt giải. Các nhà văn Ireland từng đoạt giải trước đó có John Banville, Anne Enright và Roddy Doyle. Chiến thắng này còn khiến Burns là cây bút nữ đầu tiên đoạt giải từ năm 2012 sau khi Hilary Mantel giành giải với cuốn tiểu thuyết Bring Up the Bodies.
Như vậy, Burns đã “đánh bại” các cây bút khác để đoạt giải năm nay, trong đó có nhà văn Mỹ Richard Powers, Daisy Johnson (27 tuổi), gương mặt trẻ tuổi nhất lọt vào danh sách chung tuyển, và nhà văn Canada Esi Edugyan.
Theo Appiah, Ban giám khảo đã chọn tác phẩm đoạt giải từ danh sách chung tuyển với những cuốn sách mang chủ đề đen tối và tất cả đều nhất trí trao giải cho cuốn Milkman.
Burns, sinh ra ở Belfast và hiện sống ở East Sussex, đã quy tụ những trải nghiện của mình khi lớn lên ở nơi mà bà thấy “đầy rẫy bạo lực, mất lòng tin và hoang tưởng”. Khi người bán sữa tán tỉnh “chị gái” thì bắt đầu lan truyền lời đồn rằng cô đang có quan hệ với ông.
“Tôi không có quan hệ với người bán sữa. Tôi không thích người bán sữa và vô cùng sợ hãi, bối rối khi ông ta theo đuổi và cố gắng có quan hệ với tôi. Tôi không biết ông bán sữa là người như thế nào. Ông ta không phải là người bán sữa của chúng tôi. Tôi nghĩ ông ta chẳng là ai cả. Ông ta không phải là người giao sữa” – nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Burns thuật lại.
Theo Appiah: “Người phụ nữ này sống trong một xã hội bị chia rẽ, bị một người đàn ông quấy rối, người rất thích quan hệ tình dục với cô. Ông ta lợi dụng các lợi thế của những sự phân chia trong xã hội, lợi dụng sức mạnh mà ông ta có để theo đuổi cô. Chủ nghĩa bè phái và sự phân chia ở Ireland đóng vai trò lớn trong cuốn tiểu thuyết nhưng Bắc Ireland không phải là nơi duy nhất trong thế giới này có xã hội bị chia cắt...”.
Milkman cũng nêu về những vấn đề của ngày hôm nay. “Tôi nghĩ cuốn tiểu thuyết này sẽ giúp mọi người nghĩ về phong trào #MeToo nữa... Cuốn tiểu thuyết được trao giải vì đã mang đến cho chúng ta một bức tranh tinh tế, sâu sắc và đầy thách thức về đạo đức và trí tuệ về những gì mà phong trào #MeToo đang nêu ra” – Appiah nói.
Appiah còn nói thêm rằng nhân vật tường thuật trong cuốn tiểu thuyết, một cô gái vừa đi vừa đọc, có một giọng nói “đặc biệt”.
Burns, từng lọt vào danh sách chung tuyển giải Orange, chia sẻ với tờ Guardian rằng bà nảy sinh ý tưởng viết cuốn Milkman từ “vài trăm từ thừa trong một cuốn tiểu thuyết mà tôi đang viết”. Bà đã cố gắng viết một câu chuyện ngắn nhưng cuối cùng đã trở thành cuốn tiểu thuyết Milkman.
Tuấn Vĩ
Theo Guardian
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất