03/01/2022 07:30 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Từ ngày 1 - 31/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đặc trưng các dân tộc.
Chương trình sẽ giới thiệu các hoạt động trò chơi dân gian truyền thống, các nghề thủ công truyền thống, ẩm thực món ngon đầu năm mới, sản vật của các dân tộc, góp phần giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, tạo điểm đến, thu hút khách du lịch, góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường, đa dạng, phong phú nội dung hoạt động hàng ngày, cuối tuần, sự kiện và đáp ứng yêu cầu của khách tham quan Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Các hoạt động với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 13 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của các địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động thêm khoảng 20 đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La từ ngày 22-23/01/2022.
Hoạt động sự kiện tháng “Hương xuân vùng cao” gồm “Làng - Ngôi nhà chung của chúng ta” với điểm nhấn “Giới thiệu tinh hoa nghề thủ công truyền thống qua nét đẹp nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung” chào năm mới 2022 (theo kế hoạch hoạt động số 25/KH-KCLDT tháng 25/11/2021). Hoạt động chuyên đề “Sắc xuân vùng cao”: Tái hiện Lễ Hạn khuống của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Sơn La; Chương trình giới thiệu “Điệu xoè thương nhau” và khúc hát ngày Xuân
Chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết tại các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày: Bày trí mâm ngũ quả, cành đào; treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục ngày tết của các dân tộc; Trang trí cổng, không gian xung quanh, lối đi vào và không gian tổ chức trò chơi dân gian. Trang trí tiểu cảnh điểm nhấn để du khách chụp hình. Đặc biệt làm nổi bật không khí đón mừng năm mới của các làng dân tộc Tây Bắc (dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái), tăng cường các loại cây hoa, màu xanh của bản làng để thấy được sự no ấm, trù phú của ngày Xuân.
Hoạt động cuối tuần “Đón xuân tại Làng” nổi bật với trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa; tổ chức hoạt động giới thiệu quy trình làm bánh, gói bánh, du khách trải nghiệm gói bánh, dạy gói bánh truyền thống và nấu bánh tại không gian các làng dân tộc: bánh chưng tại các làng Thái (thứ Bảy, Chủ Nhật ngày 22,23/01/2022); Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...
Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
T.N. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất