Làng Chùa vào hội thơ: Nở sáng lòng nhân và cái đẹp

23/08/2012 16:09 GMT+7 | Văn hoá


(TT&VH) - Từ xa xưa, người làng Chùa (xã Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Nội) đã thành lập tao đàn thơ, ngày lễ, tết hằng năm đều tổ chức thi thơ, bình thơ. Tiếng thơ làng Chùa giúp những người nông dân lam lũ có được những giây phút thanh lọc, làm phong phú đời sống tinh thần, tâm hồn xích lại gần nhau hơn trong nghĩa xóm tình làng.

TT&VH đã ghi lại những khoảnh khắc thú vị nhân dịp kỷ niệm 30 năm Hội thơ làng Chùa (20/8/1982 – 20/8/2012).


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu: lòng nhân và cái đẹp sẽ nở sáng khi trở về và cúi lạy với quê hương, với cội nguồn và tổ tiên.


Và tặng quà cho các hội viên thơ cao tuổi của làng Chùa. Được biết, sau một thời gian gián đoạn do điều kiện lịch sử, năm 1982, Hội thơ làng Chùa đã tái lập với gần 40 hội viên. Hiện nay, làng Chùa có hàng trăm hội viên thơ. Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã trở thành những công dân, hội viên danh dự Hội thơ làng Chùa như nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Ngọc Phú…



Nhà thơ Lương Tử Đức và A Sáng bên hồ Bán Nguyệt. Xa xa là đầm sen còn sót lại những bông hoa cuối vụ vẫn dịu dàng tỏa hương thanh khiết.


Một quán nhỏ trước sân đình làng Chùa, bày bán dưa cà, hoa quả, bánh kẹo và những món quà quê, trên mái quán đầy rêu nằm e ấp dưới tán bàng xanh biếc.


Chú chim về chơi hội thơ làng Chùa.


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thổi sáo.


Khách thơ và người làng Chùa cùng lưu niệm trong dịp lễ 30 năm Hội thơ làng Chùa.


Những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên vui chơi, tập đi xe đạp trước cửa vào đình làng Chùa ngay sau khi tan hội. Mưa đã tạnh và trời bừng sáng những nụ cười trẻ thơ.


Lời người làng Chùa: Người làng Chùa lấy Đức làm gốc, nhưng lấy thơ để truyền Đức; Nước sông Đáy lúc đầy lúc vơi, nhưng chỉ một dòng chảy ra Biển cả. Thơ người làng Chùa khi nồng khi nhạt nhưng lòng luôn hướng về Đạo lớn!.

30 năm Hội thơ làng Chùa, thời gian không dễ thổi phai đi những lời xưa, nếp cũ. Cùng với nhà văn A Sáng bâng khuâng rảo bước trên đường làng, mà dường như tâm hồn tôi đã mai mối, “kết hôn” với người làng Chùa. Nhìn chữ để biết việc ra vào (Vong tự nhập xuất), ở đây thơ ca mãi mãi là mạch nguồn tự nhiên dịu dàng chảy trong ngôi làng ven sông Đáy thơ mộng và hiếu khách.

Đông Phương Hồng (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm