Triển lãm tranh cắt giấy của nhà văn Andersen: Hấp dẫn không kém… truyện cổ tích

25/10/2018 07:27 GMT+7 | Văn hoá

(giaidauscholar.com) - Nổi tiếng với những câu chuyện cổ tích như Nàng tiên cá (The Little Mermaid) Chú vịt con xấu xí (The Ugly Duckling), nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen còn có tài làm tranh cắt giấy và đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm cắt giấy.

Hiện, bảo tàng Kunsthalle Bremen (Đức) đang tổ chức triển lãm các tác phẩm tranh cắt giấy của Andersen trong thời gian từ 20/10/2018 đến 24/2/2019.

Cắt tranh giấy làm quà, trang trí hoa...

“Cắt giấy là đoạn mở đầu cho việc viết lách” - Hans Christian Andersen viết như vậy trong một bức thư hồi tháng 7/1867. Nghệ thuật cắt giấy là một hoạt động có tính giải trí trong suốt cuộc đời ông, nhưng các tác phẩm để lại rất đa dạng.

Chú thích ảnh
Chân dung nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen

“Chúng có phong cách hiện đại và được thực hiện với ý đồ rất rõ ràng khi sáng tác” – sử gia nghệ thuật Detlef Klein đánh giá -“Chúng tôi không biết rõ Andersen có bao nhiêu tác phẩm cắt giấy. Hiện tại, con số ước tính là gần 400 tác phẩm”.

Như những gì được ghi lại, Andersen thường cho ra đời những tác phẩm cắt giấy để làm quà, để góp phần trang trí các bó hoa hoặc để làm các nhân vật rối. Ông dành rất nhiều tâm huyết cũng như thời gian cho chúng. Có điều, chính Andersen cũng không bao giờ nghĩ đến việc trưng bày các tác phẩm cắt giấy của mình hoặc bán chúng.

Là người nổi tiếng, Andersen thường được mời tới các sự kiện xã hội để kể các câu chuyện và tạo nên những tác phẩm cắt giấy này. Khi kể xong câu chuyện và hoàn thành tác phẩm cắt giấy, ông luôn trao tặng những sáng tạo của mình cho những người dẫn chương trình, các con của họ hay các vị khách mời khác.

Chú thích ảnh
Tác phẩm tranh cắt giấy “Dorothea Melchior”

Tác phẩm cắt giấy của Andersen từng lôi cuốn cả huyền thoại pop-art Andy Warhol. Nghệ sĩ pop-art nổi tiếng này đã quen thuộc các câu chuyện thần thoại của Andersen từ khi còn nhỏ nhưng lúc đó ông không hề biết gì về tác phẩm cắt giấy của nhà kể chuyện huyền thoại. Tuy nhiên, năm 1987, chỉ vài tháng trước khi qua đời, Warhol đã sản xuất một loạt tác phẩm thị giác nhỏ về Andersen, trong đó có chân dung Andersen và 3 tác phẩm cắt giấy của ông, mang phong cách đặc trưng Warhol.

Hans Christian Andersen sinh ngày 2/4/1805 ở Odense, Đan Mạch. Ông lớn lên trong đói nghèo nhưng đã nổi danh khắp thế giới nhờ tài năng viết truyện xuất chúng, từ đó được sự bảo trợ nhiều người Copenhagen giàu có.

Andersen bắt đầu gặt hái thành công vào những năm 1830, với những câu chuyện cổ tích nổi tiếng như Bộ quần áo mới của Hoàng đế (The Emperor's New Clothes), Chim họa mi (The Nightingale), Bà Chúa Tuyết (The Snow Queen), Cô bé bán diêm (The Little Match Girl)…

“Andersen là một ngôi sao trong nền văn học thế giới – Klein nói. "Không chỉ có các cuốn sách của ông bán chạy mà hình ảnh ông cũng được người hâm mộ tìm kiếm, khi họ muốn biết tác giả của những câu chuyện đầy lôi cuốn trông như thế nào”.

Tranh gắn kết với những câu chuyện cuộc đời

Phần lớn các tác phẩm cắt giấy được biết đến (gần 400 tác phẩm) hiện đang được lưu giữ trong bảo tàng tại thành phố Odense và Thư viện Hoàng gia ở Copenhagen (Đan Mạch). Do chúng được làm bằng giấy mỏng nên các nhà tổ chức triển lãm phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về ánh sáng và độ ẩm.

Trong số các tác phẩm được trưng bày có Botanist, hình cắt giấy mô tả một cái cây kỳ dị với chiếc đầu to, xung quanh là những cánh hoa. Với tác phẩm này, Andersen minh họa ý tưởng của mình về bản chất của thiên nhiên. Theo Stein đây là “bông hoa sống có cảm xúc”.

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Botanist"

Triển lãm còn trưng bày tác phẩm Huge miller with two Ole Lukojes. Từ nhỏ, Andersen đã bận tâm tới những hình ảnh của máy xay. Với tác phẩm này, Andersen mô tả 2 “Ole Lukojes”, sinh vật huyền thoại bí ẩn nhẹ nhàng đưa trẻ em vào giấc ngủ, tay cầm ô.

Triển lãm còn có tác phẩm Ballerinas in a corked bottle. Theo đồng giám tuyển triển lãm Buschhoff: “Các tác phẩm cắt giấy của Andersen thường gắn kết với câu chuyện cuộc đời ông. Andersen khao khát trở thành một diễn viên, vũ công hoặc ca sĩ nhưng những mơ ước đó không trở thành hiện thực. Nhiều tác phẩm trong triển lãm cho thấy hình ảnh nghệ sĩ ballet và sân khấu nhà hát. Với tác phẩm Ballerinas in a corked bottle, Andersen đã khóa 2 vũ công trong một cái chai có nút”.

Tìm thấy bản thảo gốc truyện cổ Andersen ở Đan Mạch

Tìm thấy bản thảo gốc truyện cổ Andersen ở Đan Mạch

Bản thảo gốc truyện cổ tích Psychen (Tâm trạng) nổi tiếng của nhà văn H.C. Andersen, đã được tìm thấy trong khi người ta đang dọn dẹp Knuthenborg - tòa dinh thự tọa lạc trên đảo Lolland, cách thủ đô Copenhagen của Đan Mạch 150km về phía Nam.

Ngoài ra, phải kể đến Dorothea Melchior - một trong những tác phẩm cuối cùng và phức tạp nhất của Andersen mà ông làm tặng Dorothea Melchior, vợ của một thương gia.

Tại triển lãm, ngoài tranh về các thợ săn, anh hề và nghệ sĩ ballet, khách tham quan còn có thể thấy… 2 đầu lâu. Tác phẩm này ra đời chỉ 1 năm trước khi Andersen qua đời vì bệnh ung thư, ở tuổi 70.

Ngoài ra, trong những năm cuối đời, Andersen rất thích kỹ thuật tạo hình thử nghiệm dựa trên việc nhỏ giọt các vết mực. Lấy cảm hứng từ hình thức ngẫu nhiên này, những tác phẩm nhỏ như bức tranh cắt giấy Man with Turban (1871) đã ra đời.

Chú thích ảnh
Ballerinas
Chú thích ảnh
Book
Chú thích ảnh
Huge miller
Chú thích ảnh
Oriental building

 Việt Lâm (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm