(TT&VH) - Sáng 9/9, Hội Sân khấu TP.HCM đã tổ chức buổi họp báo công bố quyết định của Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc chọn ngày 12/8 âm lịch (cũng là ngày giỗ Tổ truyền thống của ngành sân khấu) làm Ngày Sân khấu Việt Nam.
Đây là một tin vui đối với ngành sân khấu. Song không phải ai cũng biết vì sao ngày 12/8 âm lịch lại là ngày giổ Tổ truyền thống, và đó là “tổ” của loại hình sân khấu nào?
Truyền thuyết “hai ông hoàng mê hát”
Giỗ Tổ sân khấu vốn là một hoạt động mang tính lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 12/8 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp để các nghệ sĩ cùng tụ họp thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với Tổ nghiệp, với những bậc tiền bối có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sân khấu.
Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc giỗ tổ sân khấu mà được nhắc đến nhiều nhất là truyền thuyết về “Hai ông hoàng mê hát”.
NSND Đinh Bằng Phi cho biết, trên bàn thờ tổ hát bội có thờ tượng hai em bé mà theo truyền thuyết là hai hoàng tử. Vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai hoàng tử lại quá ham coi hát, thường xuyên trốn trong buồng coi hát và chết luôn trong buồng hát vào ngày 12/8 Âm lịch. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ Tổ.
NSƯT Bảo Quốc thắp hương trước bàn thờ Tổ vào giỗ Tổ 2009
NSND Đinh Bằng Phi cũng cho biết, thực tế nghề hát không quan niệm có một vị Tổ riêng nào mà Tổ nghiệp là tất cả những người có công lao xây dựng và phát triển nền nghệ thuật truyền thống từ hàng trăm năm trước. Mỗi lần cúng Tổ, mọi người lại nghe người diễn viên hát bội xướng câu thiều: “Thánh Tổ, Thánh sư, Tiên sư, Tổ sư, Tam giáo đạo sư, Thập nhị công nghệ , lão lang, đại thần, tiền hiền, hậu hiền, tả ban, hữu ban”, đấy là danh xưng của tất cả những vị Tổ đã có công với nghề hát mà người nghệ sĩ luôn hướng đến với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.
Từ giỗ Tổ đến Ngày Sân khấu
Ban đầu, giỗ Tổ chỉ bó hẹp ở địa hạt của nghệ thuật truyền thống như: hát bội, cải lương, dần dần đã trở thành ngày hội chung của mọi người làm việc trong lĩnh vực giải trí với sự tham gia của đông đảo những nghệ sĩ kịch nói, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, người mẫu… Mọi năm, mỗi đơn vị thường tổ chức giỗ Tổ riêng với các hoạt động chủ yếu: thắp nhang cho Tổ nghiệp, biểu diễn cho Tổ xem và tụ họp liên hoan.
Việc “chạy sô” ăn giỗ Tổ từ sân khấu này sang sân khấu khác cũng là một nét độc đáo, thú vị và để lại nhiều kỷ niệm trong công việc của các phóng viên gắn bó với mảng sân khấu.
Với việc ngày 12/8 AL hằng năm làm Ngày Sân khấu Việt Nam, ông Lê Duy Hạnh, chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, cho biết: “Đây sẽ là ngày của liên hoan, hội diễn tôn vinh những vở diễn, những vai diễn xuất sắc trong năm. Cũng là dịp tổng kết đánh giá một năm hoạt động sân khấu. Sân khấu cả nước sẽ phát huy tinh thần “uống nước nhớ nguồn” thăm viếng những nghệ sĩ già yếu, neo đơn …”
Ninh Lộc
Chào mừng ngày Sân khấu Việt Nam (lần I), vào ngày 19/9 (12/8 Âm lịch), Hội Sân khấu TP.HCM sẽ tổ chức các hoạt động triển lãm và văn nghệ với quy mô lớn.
- Triển lãm Lịch sử sân khấu Việt Nam những chặng đường vàng son sẽ diễn ra tại trụ sở Hội Sân khấu TP.HCM (5B Võ Văn Tần) với những hình ảnh tư liệu quý giá về quá trình phát triển của sân khấu Việt Nam.
- Chương trình biểu diễn văn nghệ thể hiện những bước đường phát triển của sân khấu Việt Nam do NSƯT Hoa Hạ dàn dựng sẽ diễn ra tại rạp Hưng Đạo vào 19h45 cùng ngày. Chương trình gồm nhiều nội dung đặc sắc như: chiếu phim tư liệu Những người mở đường; trình diễn âm nhạc truyền thống Tiếng tơ vàng; trình diễn Phục trang và hóa trang sân khấu những vai diễn ấn tượng; biểu diễn ba trích đoạn sân khấu nổi tiếng; cùng những tiết mục chúc mừng Ngày Sân khấu Việt Nam của ca sĩ Hương Lan, Đàm Vĩnh Hưng, Đức Tuấn…
Trước đó ngày 18/9, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng sẽ tổ chức chương trình chào mừng Ngày Sân khấu Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cư dân nước ngoài đã bình chọn Gwanghwamun - quảng trường công cộng đóng vai trò là cửa ngõ chính vào Cung điện Gyeongbok, trung tâm của đời sống văn hóa và chính trị tại thủ đô Seoul - là địa danh mang tính biểu tượng nhất của thành phố.
Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.
Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố phối hợp tổ chức triển lãm với chủ đề "50 năm thống nhất - Xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh".
Link xem trực tiếp bóng đá VCK U17 châu Á 2025 hôm nay - Cập nhật link xem trực tiếp các trận đấu thuộc vòng chung kết U17 châu Á 2025 hôm nay ngày 9/4.
Carlos Alcaraz vừa có màn lội ngược dòng đầy ấn tượng trong trận ra quân Rolex Monte-Carlo Masters 2025, khi vượt qua Francisco Cerundolo với tỷ số 3-6, 6-0, 6-1 để giành quyền vào vòng 3.
Chiều 9/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ tuyên dương lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, hoàn thành nhiệm vụ trở về nước.
Chiều 9/4, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã sử dụng thành công kỹ thuật "khoan cắt" mảng xơ vữa để cứu sống Nghệ sĩ nhân dân Thanh Tuấn - bệnh nhân nhồi máu cơ tim trong tình trạng nguy kịch.
Tháng Tư về, khi tiết trời đang chuyển dần từ Xuân sang Hạ cũng là lúc màu trắng tinh khôi, mùi hương dịu nhẹ của hoa loa kèn lại len lỏi khắp các con phố nhộn nhịp của Hà Nội. Hoa loa kèn gợi nhớ về Thủ đô một nét đẹp giản dị thân thương.
Vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, những cây hoa Lim xẹt (trên bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng) lại nở rộ, khoe sắc vàng rực rỡ giữa màu xanh của đại ngàn núi rừng.