10/02/2022 22:29 GMT+7 | Bạn cần biết
(giaidauscholar.com) - Ngày vía Thần Tài năm 2022 sẽ rơi vào ngày 10/02, tức ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Năm 2022, ngày này sẽ nhằm ngày 10/02 dương lịch.
Ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Tại nước ta, có một sự tích liên quan tới ngày vía Thần Tài. Tương truyền, Thần Tài từng có lần vì uống rượu say mà rơi xuống trần gian. Có người nhìn thấy ông mặc đồ như diễn tuồng cải lương nên đã lấy sạch đồ áo của ông đem bán. Nhẫn kim tiền là gì? Những ai nên đeo nhẫn kim tiền?
Không nhớ ra mình là ai, Thần Tài đi lang thang khắp nơi xin ăn. Một cửa hàng bán gà, vịt quay thấy Thần Tài đáng thương nên đã mời ông vào ăn. Kể từ đó, cửa hàng lúc nào cũng đông khách, người ra vào tấp nập.
Sau này, vì sợ bộ dạng lấm lem của Thần Tài sẽ khiến khách hàng không hài lòng nên chủ quán đã đuổi không cho ông vào ăn nữa. Rất nhiều tiệm kinh doanh khác nghe được tin này liền tìm cách mời Thần Tài về nơi buôn bán của mình để “Thần Tài gõ cửa”.
Một ngày nọ, có người dắt ông đi mua quần áo mới. Trong cửa tiệm, Thần Tài nhìn thấy bộ đồ trước đây của mình liền nhớ đến thân phận của bản thân và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.
Từ đó, để tưởng nhớ ông, người dân đã lập bàn thờ cúng và chọn ngày này làm ngày vía Thần Tài. Vì vậy, cứ tới mùng 10 tháng Giêng, mọi người sẽ sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng để cầu tài lộc, may mắn, sung túc cho cả năm.
Đối với người kinh doanh, đây là dịp để thể hiện ước muốn công việc làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc. Nhiều người còn cho rằng mùng 10 tháng Giêng là thời điểm con người sẽ được “đổi vía”, lấy hên cho năm mới.
Sắp mâm cúng vía thần tài gồm những gì?
Những việc quan trọng cần làm trong ngày vía Thần Tài là: lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ cúng.
Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần lau bụi, sắp xếp lại để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ. Với những người cẩn thận, trước ngày mùng 10 tháng Giêng, sẽ lau bàn thờ, lau tượng ông Thần tài và ông Thổ địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
Mâm cúng ngày vía Thần Tài thường có thịt quay, còn có thêm mâm cỗ "Tam Sên" gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.
Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ. Khi chuẩn bị đồ cúng ngày vía Thần Tài ngoài thịt quay, Tam Sên còn phải có bình hoa, trái cây. Trong các loại trái cây, người ta chọn quả có tên, màu may mắn (ví dụ: quýt, thanh long đỏ, dưa hấu đỏ…).
Ngoài ra, mâm cúng còn gồm các món sau:
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
- Bát nhang: Gia chủ phải đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
- Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
- 5 chén nước xếp hình chữ thập: Tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
- 5 củ tỏi: Gia chủ nên đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: Mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi, thường được các gia đình đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
- Tượng Ông Cóc: Đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Ở những đô thị, thành phố lớn, người dân đặt lên bàn thờ vàng để lấy lộc, may mắn cả năm. Có nơi đồ cúng còn có xôi và chè trôi nước để làm ăn, buôn bán trôi chảy.
Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng…
Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Một số lưu ý khi cúng ngày vía Thần Tài:
Chén để nước cần rửa sạch trước khi thay nước mới. Chỉ nên đặt 1 chén nước sạch, không cần đến 3 hay 5 chén nước và cũng không nên rót quá đầy.
Bình hoa có thể dùng bình sứ hoặc bình thủy tinh đều được. Nên cúng hoa tươi, có hoa, có nụ, có hương thơm càng tốt, không dùng hoa giả để cúng Thần Tài.
Hoa quả cúng nên chọn quả tươi ngon, nguyên vẹn, không bị dập nát. Mâm hoa quả luôn có chuối chín vàng, ngoài ra có thể thêm lê, táo, cam, quýt,... Tuyệt đối không dùng hoa quả nhựa, quả giả để dâng lên cúng.
Hoa quả, bánh kẹo,... sau khi cúng được coi như lộc của Thần Tài ban cho gia chủ, chỉ nên thụ lộc trong nhà, không đem chia hay phân phát cho người ngoài.
Rượu, nước tưới vào nhà thì nên đứng ở ngoài đường tưới vào trong nhà mới mang ý nghĩa tài lộc vào nhà.
Gạo, muối sau khi cúng Thần Tài xong nên cất đi để giữ lộc.
Bài cúng văn khấn Thần Tài chuẩn nhất
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!
(3 lạy)
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần
Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền
Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần
Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.
Tín chủ chúng con là:... Ngụ tại:... Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):... Kinh doanh...
Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.
Con cầu xin các ngài phù hộ cho:...
Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty...) ngày càng phát triển.
Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Khấn xong niệm 3 lần: Nam mô măn đô, múc đô NAUM, tố rô tố rô, tỳ huê sồ háp!
Khôi Nguyên (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất