10/04/2013 13:15 GMT+7 | Thể thao
(giaidauscholar.com) - Một bức tâm thư đã được gửi đến tờ El Pais sau khi Real Madrid giành chiến thắng ở trận chung kết Champions League năm 2000. Nó được đăng tải trên số báo ra ngày 14/6/2000, tức là cách đây đã 13 năm.
Real vẫn khẳng định rằng họ không phạm luật
Trong thư, một CĐV Real tên là Cecilio Madero Villarejo đã kể lại tường tận cảm xúc khi chứng kiến Real lần thứ 8 lên ngôi tại trời Âu và niềm hạnh phúc được cầm lá cờ của “Kền kền trắng” chạy ra cắm ở ban công căn hộ tại Brussels, Bỉ.
Villarejo hiện vẫn đang sinh sống tại căn hộ ghi dấu ấn của một thời đam mê dành cho Real, nhưng công việc ông làm thì đã khác so với cách đây 13 năm.
Ông làm việc trong Văn phòng cạnh tranh của EC do Joaquin Almunia đứng đầu, đơn vị có trách nhiệm thực thi các quy định lớn về kinh doanh trong khu vực, từ chất lượng, việc sáp nhập và kiểm soát trợ cấp nhà nước đối với doanh nghiệp, vấn đề mà Real bị tình nghi đang liên quan.
Văn phòng của Almunia sẽ phải đưa ra quyết định về việc liệu Real có vi phạm quy định, nhận viện trợ nhà nước bất hợp pháp trên một vùng đất thỏa thuận năm 2011 với Hội đồng thành phố Madrid như The Independent đã đưa tin hay không.
Cuộc điều tra phải được thực hiện rõ ràng, đảm bảo không có cáo buộc thiên vị chống lại Madero hay bất cứ thành viên nào trong văn phòng của EC, phải chứng minh rằng họ đứng cùng phía với Chủ tịch UEFA Michel Platini trong nỗ lực tạo ra một sân chơi bình đẳng như đã từng nói trong một tuyên bố chung năm ngoái.
Tuy nhiên, 16 tháng sau khi nhận được đơn khiếu nại về việc Real thỏa thuận bất hợp pháp với Hội đồng thành phố để được nhận 22,7 triệu euro cho mảnh đất chỉ có giá 421.000 euro trước đó 13 năm, tất cả vẫn đang chờ đợi một quyết định.
UEFA phải làm sao?
Trong khi ở Madrid, chính quyền có mối quan hệ chặt chẽ với các câu lạc bộ nổi tiếng thì ở London, tình hình lại hoàn toàn khác. Nỗ lực của Chelsea để mở rộng sân Stamford Bridge luôn gặp trở ngại bởi chính quyền địa phương. Thế nên, dự án mở rộng sân vận động và nhiều ước mơ khác liên quan tới bất động sản đã ấp ủ từ lâu nhưng đến nay Chelsea vẫn chưa thực hiện được dù nắm trong tay nhiều tiền. Chẳng riêng gì Chelsea, Tottenham cũng gặp phải vô số cản trở khi đề xuất tăng quy mô của sân vận động.
Sức lan truyền của thông tin bây giờ là rất lớn và nếu như vụ việc chính quyền bán đất công cho CLB và sau đó hoàn trả lại đất đó với một chi phí bất thường thành công trót lọt, sẽ tạo nên một tiền lệ xấu. Hãy tưởng tượng ra “cơn bão” sẽ lớn như thế nào nếu như những đặc quyền đó dù theo cách này hay cách khác, cũng được trao cho Chelsea, Manchester United hoặc Arsenal?
Thách thức sẽ đặt ra cho UEFA, khi cơ quan này áp dụng Luật công bằng tài chính (FFP). Nó chẳng đơn giản là gây áp lực, buộc các đội bóng phải đưa mức lỗ về 0, tức là họ sẽ đạt được cân bằng về thu chi. Phải làm thế nào để FFP vạch rõ các loại mối quan hệ giữa chính quyền với đội bóng? Phải làm sao để đảm bảo rằng các CLB không có được lợi thế từ những “mánh khóe”, điều vốn không hiện rõ trên bảng cân đối thu chi giống như các thương vụ chuyển nhượng hay tiền lương để các quan chức UEFA cộng trừ.
Cẩm Oanh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất