11/10/2018 11:56 GMT+7 | Các ĐTQG
(giaidauscholar.com) - AFF Cup hay SEA Games luôn là những đấu trường chính khốc liệt, quyết định sự thành bại của không chỉ các HLV, thậm chí quyết luôn cả một vài cái ghế ở mỗi kỳ đại hội Liên đoàn. Sau những thành công bước đầu, HLV Park Hang Seo và các học trò của ông sẽ chuẩn bị đón nhận thêm rất nhiều khó khăn, thử thách, nhất là khi sự kỳ vọng lên cao đến đỉnh điểm: Đòi lại chức vô địch Đông Nam Á sau 10 năm thất lạc.
Thuận lợi và khó khăn
Một trong những thuận lợi dễ nhìn thấy nhất với HLV Park Hang Seo, đấy là bóng đá Việt Nam đang được vụ, với một đôi lứa cầu thủ tốt và vẫn còn đầy tiềm năng chinh phục. Ngoài ra, về mặt tư tưởng, đây cũng là lứa cầu thủ còn "sạch", có khát vọng. Đội hình này đã chơi với nhau từ đôi ba năm qua, thậm chí nhiều hơn, nên sự gắn kết - ăn ý là điều không cần phải bàn cãi. Chỉ cần giữ đúng tôn chỉ, họ có khả năng thành công ở AFF Cup 2018.
Nhưng, cuộc sống và đời sống bóng đá không phải lúc nào cũng màu hồng. Tất cả những dữ liệu trên, bao gồm cả thành tích tốt tại VCK U23 châu Á 2018 và ASIAD 2018 làm tiền đề, dưới triều đại Park Hang Seo, thì vẫn cần phải đặt cạnh xác xuất rủi ro. Đấy là việc cầu thủ của ông Park phải cày ải liên tục, ở nhiều mặt trận và nhiều cấp độ đội bóng, giải đấu, không được ngơi nghỉ và đã có một vài chiến binh phải vắng mặt, mới nhất là trường hợp của Văn Thanh.
Việc duy trì thể lực nền không bị bào mòn trong hoàn cảnh này là cực khó. Nên nhiều tháng trước, Thể thao & Văn hóa đã cảnh báo về việc chọn mục tiêu cụ thể, để tập trung tối đa. Chúng ta đến với VCK U23 châu Á 2018 với tư thế của kẻ yếu, đến để học hỏi, cọ xát, nhưng lại bất ngờ thành công. Giải đấu này, cùng với AISAD 2018 vừa kết thúc cách đây không lâu, đem lại quá nhiều cảm xúc, cũng như khơi gợi tiềm lực, nhưng cũng lấy đi nhiều thứ.
Ngoài thể lực, đấy là vấn đề phong độ, cũng khó đảm bảo. Đội tuyển Việt Nam (với nòng cốt là các cầu thủ dưới 23 tuổi đã trải qua các trận đánh lớn gần đây) gần như khó thể tạo thêm tính bất ngờ về lối chơi, khi đã bị các đối thủ theo dõi rất kỹ. Vị thế của bóng đá Việt Nam tại khu vực và châu lục lúc này, có lẽ cũng khác trước nhiều. Bóng đá thành bại là nhờ yếu tố bất ngờ, chuyển đổi nhanh và chính xác, còn khi 2 cơ sở này mất đi, thì chúng ta phải hướng đến sự ổn định.
"Lò xay" HLV
Bóng đá Việt Nam trước khi tạo được tiếng vang tại VCK U23 châu Á 2018 và ASIAD 18, thường chỉ tập trung vào 2 đấu trường chính: SEA Games và giải vô địch Đông Nam Á (Tiger Cup trước kia và sau này là AFF Cup). Và nếu cần một sự cảnh giác, hay thậm chí chỉ là khơi gợi, thì lịch sử là lời giải thích sát sườn nhất, cho số phận của đội bóng, cũng như HLV. Từ khoảng 20 năm qua, các đấu trường khu vực lại là "lò xay" HLV đúng nghĩa, từ thầy nội đến thầy ngoại, thậm chí cả GĐKT .
Với HLV ngoại quốc, người gần nhất phải rời ghế là Toshiya Miura, sau khi trở về từ SEA Games 2015, tại Singapore, giải đấu mà chúng ta đã phải dừng chân ở bán kết. Trước đó, AFF Cup 2014, HLV Miura cũng từng đưa Việt Nam trở lại tốp 4 đội dẫn đầu, còn ASIAD 2014 là một trong số 16 đội mạnh nhất, sau các chiến thắng ấn tượng trước Olympic Iran. Còn thầy nội, đó là Nguyễn Hữu Thắng, khi AFF Cup 2016 khép lại với đội tuyển Việt Nam ở bán kết.
Nếu cần phải kể thêm, thì Hoàng Văn Phúc (sau SEA Games 2013), Phan Thanh Hùng (AFF Cup 2012), Falko Goetz (SEA Games 2011), Henrique Calisto (AFF Cup 2010)…, đều có chung một bản án, dù đa phần trong số này mới chỉ đi chưa hết 2/3 thời gian hợp đồng. Năm 2007, sau thất bại cay đắng 0 - 5 trước U23 Singapore ở trận tranh HCĐ, công thần Alfred Riedl cũng đã rời đi và không bao giờ trở lại nữa.
Dài dòng như thế để thấy rằng, sức ép đè lên vai HLV Park Hang Seo là cực lớn, tại AFF Cup 2018 tới đây. Ông Park có thể đã đặt những cột mốc chói lọi cho nền bóng đá ở sân chơi châu lục, nhưng nếu ông (và quân ông) thất bại tại giải đấu quan trọng bậc nhất trong năm, thậm chí trong lịch sử nền bóng đá này, ai đảm bảo ông sẽ giữ được ghế? Mà thành công hay thất bại, với một đội bóng tại hệ thống một giải đấu cụ thể, là rất mong manh.
Việc ủng hộ, cổ vũ thầy trò HLV Park Hang Seo là cần thiết, trong đó vai trò của VFF, của truyền thông và đặc biệt của người hâm mộ rất quan trọng. Nếu chúng ta không sẵn sàng đứng cạnh đội bóng lúc khó khăn, thì đừng tung hô khi họ thành công. Vì điều đó quả bất nhẫn, không fair!
0. VFF xác nhận, sau khi chấm dứt hợp đồng thời vụ với trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa, HLV Park Hang-seo đã có thông dịch viên mới nhưng danh tính của người này không được VFF tiết lộ. 1. Bóng đá Việt Nam mới chỉ một lần vô địch AFF Cup dưới thời HLV Calisto. Đó là vào năm 2008 khi chúng ta vượt qua Thái Lan sau 2 trận chung kết. 3. Có 3 cái tên chất lượng ở vị trí hậu vệ phải có thể thế chỗ hậu vệ Văn Thanh vắng mặt do chấn thương là Trần Văn Kiên (Hà Nội FC), Trần Đình Hoàng (SLNA) hay Nguyễn Anh Hùng (Hải Phòng). Thế nhưng, vẫn chưa thấy bất kỳ động thái nào từ ông Park cho một đợt triệu tập bổ sung. |
Tùy Phong
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất