Triều Tiên vẫn lên lịch thử tên lửa, dù thế giới trừng phạt 1.000 năm đi chăng nữa

17/09/2017 12:12 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Bất chấp sức ép mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân liên tiếp, dường như Triều Tiên không hề nao núng và thậm chí còn đưa ra những lời thách thức cứng rắn.

Theo một quan chức cấp cao Triều Tiên, quốc gia này sẽ chẳng hề nao núng dù các lệnh trừng phạt kéo dài thêm 1.000 năm nữa.

Chú thích ảnh
Hình ảnh vụ thử tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên

  

Theo Telegraph, trong một buổi họp báo hiếm hoi với một số phóng viên tại Bắc Kinh chỉ vài giờ sau khi Bình Nhưỡng phóng quả tên lửa đạn đạo tầm trung bay qua lãnh thổ Nhật Bản hôm 15/9, vị quan chức trên cũng cảnh báo sức mạnh quân đội Triều Tiên đang lớn dần.

Choe Kang-il – Phó vụ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên – cho biết: “Các người có thể áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào mà các người muốn, và trong thời gian bao lâu cũng được, cho dù là 100 năm hay 1.000 năm, thì chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục phát huy nỗ lực với những lần thử đã lên kế hoạch từ trước”.

Chính phủ Nhật Bản đã kịch liệt phản đối vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, động thái mà Tokyo coi là hành động khiêu khích không thể chấp nhận được. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết tên lửa Triều Tiên đã rơi xuống khu vực cách Mũi Erimo trên đảo Hokkaido khoảng 2.000km về phía Đông. Vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng đã khiến còi báo động vang khắp một số tỉnh Nhật Bản và người dân nhận được cảnh báo tìm nơi trú ẩn.

Tuy nhiên, khi biết về sự lo lắng của Nhật Bản, ông Choe cho rằng đây không phải là mối quan tâm của ban lãnh đạo Triều Tiên: “Đó là vấn đề của riêng Nhật Bản nếu như chúng tôi làm cho họ hoảng sợ. Chiến lược của chúng tôi chỉ là tăng cường sức mạnh phòng thủ”.

Mục tiêu thực sự của Triều Tiên đằng sau các vụ thử vũ khí hạt nhân

Mục tiêu thực sự của Triều Tiên đằng sau các vụ thử vũ khí hạt nhân

Vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của CHDCND Triều Tiên sáng 3/9, sau hàng loạt lần dọa dẫm với tên lửa khác, được tờ Business Insider (Mỹ) đánh giá mang theo kỳ vọng đặc thù của Bình Nhưỡng.

Sau khi phóng thử tên lửa thành công, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết hoàn thiện lực lượng hạt nhân nước này bất chấp các lệnh trừng phạt đang diễn ra, và khẳng định mục đích cuối cùng của chương trình phát triển vũ khí của quốc gia là nhằm cân bằng lực lượng với Mỹ.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 16/9 đã phát một loạt các hình ảnh về vụ thử tên lửa mới nhất, kèm theo tuyên bố từ nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng quả tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 phóng thử hôm thứ 6 đã đẩy mạnh “năng lực chiến đấu của lực lượng hạt nhân” Triều Tiên.

Triều Tiên đã khiến thế giới đang hết sức hoang mang, bất an vì lần thử hạt nhân thứ 6 và một loạt các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây. Phản ứng gay gắt trước vụ phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản hôm thứ 6 vừa qua, Mỹ kêu gọi Trung Quốc và Nga phải thắt chặt hơn nữa về mặt kinh tế để kiềm chế tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của quốc gia Đông Bắc Á này.

Đầu đạn hạt nhân Triều Tiên không thể

Đầu đạn hạt nhân Triều Tiên không thể "sống sót" khi bay tới Mỹ

Tôi không nghĩ rằng tại thời điểm này, Triều Tiên có một cách đo lường tốt về mức độ chính xác của tên lửa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lên tiếng cảnh báo hệ thống vũ khí tối tân của nước này có thể “bóp vỡ” linh hồn kẻ thù của Mỹ.

Phát biểu tại Căn cứ Không quân Andrews (Maryland, Mỹ), Tổng thống Trump nói: “Sau khi được chứng kiến năng lực của chúng ta, tôi cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết khi các phương án quân sự của ta không chỉ đem lại hiệu quả mà còn cực kỳ choáng ngợp. Chúng ta sẽ bảo vệ tổ quốc và người dân trước mọi thế lực đe dọa, trong đó bao gồm cả Triều Tiên”.

Theo Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm