03/07/2014 22:51 GMT+7 | Tứ kết
(giaidauscholar.com) - Trái bóng World Cup 2014 tiếp tục lăn trên các sân cỏ Brazil sau 2 ngày nghỉ và đây là những điều chúng ta có thể mong chờ ở vòng Tứ kết.
HLV nào sẽ tạo nên khác biệt ở vòng tứ kết?
Hãy đá thêm hiệp phụ hoặc hãy đá quả penalty đầu tiên
Các trận đấu phải phân thắng thua bằng đá penalty có nghĩa là tìm cách giải quyết đầy kịch tính cho hai đội bóng sau 120 phút đua tranh. Hai trận đấu phải giải quyết thắng thua bằng penalty ở World Cup này mà Brazil và Costa Rica chiến thắng đã diễn ra kịch tính nhưng 3 trận đấu khác có kết quả thắng thua ở hiệp phụ thậm chí còn kịch tính hơn nữa.
Đức vất vả mới thắng được Algeria. Thụy Sỹ thiếu chút nữa cầm hòa Argentina còn Mỹ đã vùng lên khá muộn màng sau khi bị tuyển Bỉ phá lưới hai lần. Thông thường khi hai đội không thể phá thế bế tắc ở hiệp phụ thì chúng ta, những khán giả, chờ đợi loạt đá penalty. Nhưng riêng với 3 trận đấu được quyết định ở hiệp phụ nói trên, chúng ta lại muốn các cầu thủ có thêm thời gian để đá tiếp hiệp phụ. Nếu phải đá penalty, hãy đảm bảo rằng bạn là người đá đầu tiên. Cơ hội để chiến thắng nếu bạn đá trước là 60-40. Hy Lạp đã thất bại trước Costa Rica bởi thủ quân của họ Karagounis bốc thăm đá penalty sau.
James Rodriguez, đẳng cấp ngôi sao…
Anh dẫn đầu danh sách phá lưới ở World Cup với 5 bàn thắng được ghi. Rodriguez đã trực tiếp tham gia vào 7 bàn thắng của Colombia từ đầu giải (ghi 5 bàn và kiến tạo 2 bàn khác).
Thành tích ấy tiệm cận thành tích của Zico (tham gia vào 8 bàn thắng của Brazil ở World Cup 1982), của Rob Rensenbrink (tham gia vào 8 bàn thắng ở World Cup 1978), thậm chí của Pele (tham gia vào 10 bàn thắng của Brazil ở World Cup 1970) hay Maradona (tham gia vào 10 bàn thắng của Argentina ở Mexico 1986).
Trái với sức mạnh tập thể giúp Tây Ban Nha chinh phục Châu Âu và thế giới giai đoạn 2008-2014, đây là World Cup của những cá nhân. Neymar là linh hồn của Brazil. Messi là cứu tinh của Argentina. Robben giải thoát cho Hà Lan với tài năng thần kỳ của mình. Đặc biệt, Colombia đang tiến lên bằng nguồn cảm hứng của James Rodriguez.
Nhưng còn đặc biệt hơn nữa vì Colombia có lẽ là đội bóng duy nhất cho tới lúc này không bộc lộ những khiếm khuyết lớn nào. Họ có sức mạnh tập thể, sở hữu những cá nhân xuất sắc. Họ không cần đến đá penalty, đến những phút bù giờ kịch tính hay những quả penalty muộn màng gây tranh cãi để vượt qua đối thủ.
Hãy ghi bàn bằng đá phạt hàng rào
Mới có hai bàn thắng được ghi bằng đá phạt hàng rào ở World Cup năm nay, thấp hơn so với 5 bàn ở World Cup 2010 hay 9 bàn ở World Cup 2006 và 2002. Có thể vì các thủ môn quá xuất sắc với những pha cứu bóng không tưởng, nên mới chỉ có 2 bàn thắng được ghi từ những pha sút phạt hàng rào của Messi trước Nigeria và của Dzemaili trước Pháp. Ronaldo (5 lần đá phạt), Pirlo và Neymar (4 lần) đều chưa/không ghi được bàn thắng nào từ những quả đá phạt của họ. Thế nên, vấn đề bây giờ là các cầu thủ cần phải ghi nhiều bàn thắng từ đá phạt hàng rào hơn nữa.
Cần một trận đấu kinh điển
Vòng 1/8 đã diễn ra rất kịch tính với chỉ một trận đấu mà kết quả hầu như không khiến chúng ta bất ngờ là chiến thắng của Colombia trước Uruguay. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để tìm ra một trận đấu đạt tầm “kinh điển” ở World Cup năm nay. Chile-Brazil và Bỉ-Mỹ là những cuộc đối đầu đầy cảm xúc nhưng World Cup 2014 cần một trận đấu có sức sống dài lâu trong ký ức người hâm mộ như những cuộc chiến Đức-Pháp ở World Cup 1982, Hà Lan-Argentina ở World Cup 1998 hay Đức-Italy ở World Cup 2006. Liệu chúng ta có được chứng kiến một trận đấu như vậy hay không? Với 3 trận đấu kéo dài sang hiệp phụ đã tiệm cận mức độ kinh điển, chúng ta có thể hy vọng trận kinh điển thực sự sẽ diễn ra trong những vòng sắp tới.
HLV nào sẽ tạo nên khác biệt?
Áp lực càng lớn, ranh giới thành bại càng trở nên mong manh hơn. Những lựa chọn nhân sự của các HLV càng thu hút sự chú ý và chính những lựa chọn ấy sẽ tạo nên khác biệt. Vấn đề là nhà cầm quân nào sẽ làm được điều đó và tạo nên khác biệt như thế nào? Liệu ông Marc Wilmots có để Lukaku hoặc Origi đá chính trước Argentina sau khi họ đều đã tỏa sáng khi vào sân thay người? Liệu ông Deschamps có dùng Antoine Griezmann đá chính để khai thác thế mạnh tốc độ của anh trước các hậu vệ Đức hay ông lại làm giống trận gặp Nigeria là tung anh vào sân sau khi hậu vệ đối phương đã mỏi mệt? Chúng ta cùng chờ đợi thời gian trả lời…
HT
Theo Europort
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất